Theo Beijing Times, công trình này có thể rút ngắn quãng đường hiện tại qua tuyến Xuyên Siberia từ 6 ngày xuống còn 2 ngày. Chiều dài của tuyến này cũng gấp hơn 3 lần tuyến cao tốc dài nhất thế giới hiện tại từ Bắc Kinh đến Quảng Châu.
Hai nước đã ký thỏa thuận ghi nhớ đầu tuần trước đầu tuần này, trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường tới Moscow. Theo CCTV, giai đoạn đầu của dự án có chiều dài 803 km.
Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình và Tổng thống Nga – Vladimir Putin trong một sự kiện hồi tháng 5. Ảnh: Reuters |
Wang Mengshu – chuyên gia đường hầm và đường sắt tại Học viện Công trình Trung Quốc cho biết: “Nếu huy động vốn suôn sẻ, tuyến này sẽ hoàn thành nhanh nhất là trong vòng 5 năm”. Các tuyến tàu chở khách giữa hai thành phố này bắt đầu hoạt động từ năm 1954 và thực hiện hai chuyến mỗi tuần.
Đường sắt sẽ là biểu tượng cho sự thắt chặt ngoại giao giữa Moscow và Bắc Kinh, đặc biệt từ sau khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi, do vấn đề Ukraine. Các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây cũng càng kéo hai nước này lại gần nhau.
Khủng hoảng Ukraine cũng là lý do hôm qua, hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s đánh tụt một bậc xếp hạng nợ của Nga, xuống Baa2 – chỉ hai bậc trên mức “rác”. “Tình hình Ukraine càng kéo dài, các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga càng áp dụng lâu, niềm tin của nhà đầu tư càng giảm sút”, Moody’s cho biết. Triển vọng của Nga hiện được đánh giá ở mức “tiêu cực”, theo CNN.
Giá dầu lao dốc gần đây cũng khiến kinh tế Nga lao đao, do ngân sách nước này phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu nhiên liệu. Năm 2012, hơn một nửa ngân sách Nga đến từ dầu khí. Trong khi đó, tháng trước, giá dầu mất tới 12,5%.
Hồi tháng 4, Standard & Poor’s cũng hạ xếp hạng của Nga xuống BBB-, chỉ cao hơn mức “rác” một bậc, do Nga bị rút vốn ào ạt. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Nga năm nay có thể chỉ tăng trưởng 0,5% và năm tới là 0,3%. Thậm chí, theo kịch bản bi quan nhất, nước này sẽ rơi vào suy thoái ngay trong năm nay.
Hà Thu