Tìm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

“Động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 nằm ở đâu là câu hỏi chủ đề chính của buổi hội thảo khoa học quốc gia “Khơi nguồn động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2015” được Ban kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Đai học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 16/1 tại Hà Nội.

Trong phần tham luận mở đầu, PGS Phạm Hồng Chương – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, nối tiếp thành công năm qua, xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính yếu trong năm tới. Trong đó, ngành thủy sản được kỳ vọng tiếp đã tăng trưởng khá và là động lực chính cho toàn bộ ngành nôngnghiệp với những thuận lợi từ việc ký kết hiệp định tự do thương mại. Cùng với đó, công nghiệp chế biến, chế tạo được PGS Chương dự báo sẽ tăng mạnh nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như những năm gần đây.

“Doanh nghiệp Việt đang rất tự tin và đầy lạc quan trước môi trường và triển vọng kinh doanh. Kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một sự tăng trưởng tốt hơn trong giai đoạn tới”, ông Chương tự tin.

Tiến sĩ Trần Kim Chung đến từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì nhận định, những cải cách thể chế trong năm qua, như việc ban hành một loạt đạo luật về kinh tế như Luật Doanh nghiệp, Đầu tư, hai luật thuế… sẽ tạo động lực chính cho tăng trưởng năm tới.

Tiến sĩ Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế cũng hy vọng việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho tất cả mọi người dân, doanh nghiệp mà các luật này quy định sẽ là nhân tố mở đường cho một thời kỳ tăng trưởng ổn định hơn.

DSC-0955-28Copy-29-JPG-3920-1421398063.j

GS Trần Thọ Đạt (đứng) phát biểu tại hội thảo sáng 16/1 Ảnh: Chí Hiếu

“Tuy nhiên vấn đề còn nằm ở tổ chức thực hiện, nhất là năng lực về chế tài”, Tiến sĩ Chung thận trọng. Ông Chung cảnh báo, nếu không có chế tài đủ mạnh đối với bộ phận thực thi thì e rằng “điệp khúc không làm cũng chả sao” sẽ trở thành cản lực của phát triển.

“Có người nói rằng, ở Việt Nam, khoảng cách từ Hà Giang đến Mũi Cà Mau không xa bằng từ lời nói đến hành động”, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ bình luận dí dỏm về nỗi lo sợ mà ông Kim Chung vừa nhắc ở trên.

“Đồng ý cải cách thể chế là điểm sáng, song khâu tổ chức thực hiện liên quan đến bộ máy vẫn còn lo lắm, nếu không xoay chuyển được bộ máy, con người thì ta không thể tổ chức thực hiện tốt được”, ông nói.

Dẫu đồng tình với nhận định cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn là động lực tăng trưởng, song GS Nguyễn Kế Tuấn cho rằng đây là triển vọng dài hạn chứ coi là động lực chính trong năm tới thì e quá lãng mạn.  

Theo GS Tuấn, chuyển đổi mô hình chưa tác động nhiều, nền tàng cho tăng trưởng bền vững những nắm tiếp theo vẫn chưa được tạo lập. “Kinh tế vĩ mô đang ở thế ổn định chênh vênh. Nội lực của nền kinh tế vẫn có yếu kém. Nhưng nói vậy không phải để bi quan mà để ta luôn chủ động, có biện pháp đối phó với các tình huống bất trắc”, ông chia sẻ.

Trong khi đó, một trong những động lực chính được GS Trần Thọ Đạt chỉ ra là vấn đề tăng năng suất lao động. Nhìn lại một thập kỷ dầu thế kỷ này, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định vấn đề cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động là sự dịch chuyển từ ngành có năng suất thấp (nông nghiệp) sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. “Thế nhưng yếu tố dẫn dắt và tạo nội lực cho tăng năng suất lao động đã hụt hơi từ 3-4 năm trở lại đây. Do đó, để bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới, Việt Nam phải biến năng suất lao động thành động lực dẫn dắt tăng trưởng”, GS Trần Thọ Đạt khẳng định.

 “Yếu tố năng suất tổng hợp phải được xem là động lực tăng trưởng lớn nhất theo góc độ cấu trúc đầu vào và cần có chính sách đột phát cho phát triển khoa học công nghệ, thu hút bồi dưỡng nhân tài để phát huy động lực”, GS Ngô Thắng Lợi bổ sung. 

Tại diễn đàn Quốc hội hai tháng trước, Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư bùi Quang Vinh cũng đã lên tiếng cảnh báo, các động lực tăng trưởng trong một thời kỳ dài vừa qua của Việt Nam gồm vốn, tài nguyên đang tới hạn, trong khi năng suất lao động tăng chậm sẽ là 3 yếu tố cản trở sự đi lên của đất nước.

Khi ấy, Bộ trưởng Vinh đã chỉ ra rằng, nền kinh tế có tăng trưởng hay không đều nằm ở con người và thể chế.

Chí Hiếu

Để lại một bình luận

0913.756.339