ĐBQH Trần Du Lịch: Nợ xấu không có gì là xấu

– Thưa ông, ông đánh giá gì về tình hình xử lý nợ xấu của các ngân hàng hiện nay?
Trong 3 năm trở lại đây, khi xuất hiện vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung các giải pháp trong khả năng của mình tự hệ thống xử lý. Tôi cho rằng các giải pháp này là tích cực và có kết quả tuy nhiên để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi có những giải pháp hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ chứ không phải việc riêng của các ngân hàng thương mại.
Như tôi đã nói nợ xấu về bản chất không có gì xấu vì nó là chuyện bình thường của tổ chức tín dụng nhưng khi thành vấn đề của kinh tế vĩ mô thì nó đã vượt sức của tổ chức tín dụng.
– Ông có nghĩ những con số về nợ xấu cơ thể tin cậy?
Chúng ta dùng biện pháp thiết lập đề phòng rủi ro bằng lợi nhuận nhưng những năm đầu khi ngân hàng có lợi nhuận tốt thì khả năng thiết lập tốt, dần dần khi bị áp lực lớn thì ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần chịu áp lực từ phía các cổ đông về vấn đề lợi tức, giá trị cổ phiếu…thành ra không tránh khỏi hiện tượng người ta sẽ giấu bớt phần nợ xấu đi, nếu còn giấu được.
Luôn có sự chênh lệch giữa đánh giá của phòng thương mại và thanh tra và một chênh lệch nữa đến từ phía các nhà đánh giá độc lập. Cái gốc là như vậy và rõ ràng chúng ta không thể nào tiếp tục giải quyết bằng biện pháp thiết lập dự phòng không được và đấy là lý do tại sao người ta phải giấu .
– Ông có cho rằng biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay là khả thi?
Biện pháp xử lý đòi nợ và bán tài sản như tôi nói là nó nghẽn toàn bộ thủ tục hành chính, đấu giá bán tài sản. Khi con nợ không hợp tác thì chuyện thủ tục để xử lý là cực kỳ nhiêu khê, và đây là cái nghẽn khi các ngân hàng muốn bán dưới giá đi thì mất phần nào nhưng nó làm cho sạch bản kế toán. Chỗ này nó liên quan đến VMC, tức là dùng cơ chế chứ không dùng kìm. Nó trở thành một vòng tròn. Muốn phá vòng luẩn quẩn, tôi cho rằng về nguyên tắc nợ xấu là một sản phẩm của thị trường thì chúng ta phải dùng thị trường để giải quyết nó và vai trò của Nhà nước chỉ là tác động chứ không làm thay được.
Chúng ta phải khai thông thị trường mua bán nợ để làm sao VMC, các doanh nghiệp, các công ty mua bán nợ có thể tham gia vào và giải quyết dứt khoát các tài sản thế chấp theo thị trường. Nôm na là ta có 100 đồng, cho vay 70 đồng thì bây giờ ta bán 40,50 đồng đến khi bán được để nó có giá trị thực. Chứ còn như thế này thì chúng ta không thể làm sạch được và nếu kéo dài sự dây dưa này giống như bệnh mà không uống thuốc đúng liều dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và biến chứng.
– Những điều ông vừa nói thì chỉ là tháo gỡ về cơ chế chính sách, nhưng gần đây chúng ta có Báo cáo 350 của Chính phủ trong đó đề xuất một phần là ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu?
Theo tôi khi mở VMC thì chúng ta không nên dùng ngân sách vì chúng ta còn nhiều nguồn để giải quyết vấn đề này, như quỹ cổ phần hóa , các quỹ tập trung… Và nguyên tắc là Nhà nước bỏ tiển ra thì thì lấy lại chứ không mất đi đâu được . Thế tại sao chúng ta không mượn những nguồn này để làm trong khi ngân sách đang bội chi? Trừ khi chính phủ không còn nguồn đây có tại sao không làm? Vấn đề là chủ trương có cho làm hay không. Tôi ví dụ Quốc hội ra nghị quyết cho phép Chính phủ sử dụng các nguồn trong giải quyết , tôi nói lại không phải Chính phủ không có tiền.
– Các ngân hàng hiện nay đang kiến nghị giảm quỹ thiết lập đề phòng rủi ro xuống ?
Hiện nay các ngân hàng đề nghị đưa xuống 15% hoặc 10 % thì thực sự các ngân hàng cũng muốn gắn nợ cho nhẹ để làm ăn nhưng hiện nay gắn 20% thì họ chịu không nổi. Vì vậy theo tôi cần thực hiện 2 biện pháp ngay từ đầu ví dụ mua 100 thì phải có tiền mặt 10 rồi sau đó giảm tỷ lệ này để ngân hàng bán tài sản cho anh và sau đó cho VMC toàn quyền bán cái đó giá bao nhiều tùy họ.
– Theo ông, với tình hình nợ xấu hiện nay và nền kinh tế hiện nay có gia tăng hay không ?
Còn phải tùy thuộc vào việc xác định, đường lối xử lý nợ xấu. Còn nếu cứ loanh quanh không gỡ nổi nút nghẽn thì nợ xấu sẽ ngày càng gia tăng./.
– Xin cám ơn ông!

Hương Giang (PLVN)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Để lại một bình luận

0913.756.339