Bất động sản 24h: Cho thuê lại nhà có dễ “hốt bạc”?

Hình minh họa

Không dễ kiếm lời từ mua căn hộ cho thuê

Có tiền nhàn rỗi lại có tâm lý mua nhà để làm của để dành, nhiều người đã rót tiền vào mua căn hộ cao cấp cho thuê, song theo nhiều nhà đầu tư, kiếm lời từ việc mua căn hộ cho thuê lại không mấy dễ dàng.

Độc thân, làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài với mức lương thuộc hàng khá, chị Dung bắt đầu việc mua nhà cho thuê từ vài năm trở lại đây. Theo chị Dung, thời bất động sản còn đắt đỏ, việc cho thuê căn hộ khá dễ dàng, căn hộ của chị tại quận 7 có thể cho thuê được với giá lên đến khoảng 800 USD/tháng.

Dù khá cẩn thận trong việc chọn khách thuê để đảm bảo nhà không xuống cấp nhưng theo chị Dung, khoảng 2 năm trở lại, việc cho thuê không mấy thuận lợi, việc tìm khách thuê khá khó khăn nên chị chỉ cần được giá là cho thuê. Sau gần 3 năm cho thuê, căn hộ của chị đã xuống cấp nhiều so với thời điểm ban đầu. Bên cạnh đó, khách hàng lại thay đổi trả nhà liên tục sau 1 đến 2 tháng thuê dù đã ký hợp đồng thuê cả năm cũng khiến chị mất thời gian trong việc tìm kiếm người thuê mới…xem thêm

Sốc với thuế cho thuê nhà 2015

Từ ngày 1-1-2015, cá nhân có nhà cho thuê nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân cao nhất, đến 5%.

Từ năm 2015, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo “tỉ lệ trên doanh thu” đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Tỉ lệ này được xác định cụ thể trong dự thảo nghị định hướng dẫn về thuế. Cá nhân kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hóa chịu tỉ lệ 0,5%; sản xuất, vận tải chịu 1,5%; dịch vụ 2%.

Cá nhân cho thuê tài sản (nhà đất, ô tô, tàu thuyền…) chịu mức cao nhất trong các lĩnh vực, đến 5%.

Cục Thuế TP.HCM cho biết cá nhân có nhà cho thuê (gọi tắt là chủ nhà) còn phải nộp thêm 5% thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, chủ nhà còn phải nộp thuế môn bài. Tùy doanh số mà xác định mức thuế phải nộp (từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm). Tuy nhiên, chủ nhà (một căn nhà hoặc cộng từ nhiều căn nhà) mà tổng thu nhập trên 100 triệu đồng/năm (gần 8,4 triệu đồng/tháng) thì mới nộp ba loại thuế trên…xem thêm

Usilk City bao giờ về đích?

Sau nhiều lần hứa hẹn, cam kết bàn giao, thậm chí khách hàng đã phải vào cuộc chung tay “trục vớt” bằng việc tự đứng ra quản lý dòng tiền đổ vào dự án, nhưng đến nay Usilk City của Sông Đà Thăng Long vẫn là công trường ngổn ngang sắt thép.

Tháng 11/2012, trước sức ép của khách hàng, chủ đầu tư đã công bố Hợp đồng tín dụng trị giá 300 tỷ đồng với ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Xuân. Khoản tiền này sẽ được cung ứng để hoàn tiền cụm CT1(101-102-103). Khách hàng tưởng đã tìm được lối thoát nhưng sau 5-6 tháng kể từ ngày công bố Hợp đồng tín dụng, công trình vẫn không khởi động lại. Tìm hiểu, khách hàng mới biết ngoài các tài sản thế chấp của SĐTL, điều kiện để BIDV giải ngân là phải “thấy tiền khách hàng nộp vào”.

Tuy nhiên, theo đại diện ban liên lạc khách hàng, ông Nguyễn Ngọc Thành, nhiều người mua nhà hiện không còn niềm tin vào chủ đầu, họ không còn tiếp tục nộp tiền theo phương án thử nghiệm “khách hàng quản lý dòng tiền”. Còn chủ đầu tư dường như chỉ trông chờ vào nguồn vốn này để thi công. Song có vẻ chủ đầu tư không có thiện chí để tích cực triển khai dự án này, trong khi rất nhiều dự án khác lại đang được đẩy mạnh. Thêm vào đó, ông Nguyễn Ngọc Hà một thành viên khác ban đại diện khẳng định, hiện mô hình “chuột bạch” tại dự án Usilk City đã chết, BIDV đã chính thức ngừng giải ngân…xem thêm

Đà Nẵng: Những dấu hỏi trong quản lý đất đai

Phía sau những sự việc gây chấn động như dự án nghỉ dưỡng nước ngoài được cấp phép trên đèo Hải Vân, hàng loạt biệt thự ngang nhiên xây dựng trái phép tại rừng cấm quốc gia Hải Vân, rồi doanh nghiệp đầu tư Trung Quốc hiện diện ở nhiều vị trí đất hiểm yếu, dư luận không thể không đặt câu hỏi: Liệu công tác quản lý đất đai trên địa bàn Đà Nẵng có lơi lỏng đến mức ‘tùy ai mạnh nấy làm”?

Để viện dẫn cho nghi vấn này, 1 cựu cán bộ, nguyên là thành viên quản lý quy hoạch đất đai tại Viện Quy hoạch Đà Nẵng đặt ngược lại 1 câu chuyện. Đó là tại sao trong 1 thời gian dài, rất nhiều hộ dân Đà Nẵng phải đi thuê nhà ở tạm để chờ được bố trí đất tái định cư, trong khi nguồn đất này đã có sẵn. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã buộc các ban quản lý dự án tái định cư phải soát xét lại để khẩn trương tái bố trí ngay đất cho dân, và buộc các cơ quan quản lý phải cùng nhau đánh giá vấn đề, chỉ ra những điểm sai phạm thuộc về ai.

“Nếu nói rằng trước đó, Đà Nẵng đã nghiêm túc trong công tác quản lý đất đai, triển khai các dự án đầu tư đều minh bạch rõ ràng, thì làm sao lại nảy sinh 1 sự việc như vậy được? Nếu đối chiếu lại những con số quản lý đất đai trên địa bàn Đà Nẵng lâu nay, người ta sẽ nhận ra, có rất nhiều vị trí sơ hở, lơi lỏng mà thành phố không kiểm soát hết được, mới dẫn đến tình trạng các ban quản lý tự ý mà làm càn như thế”, cán bộ này nhấn mạnh như vậy…xem thêm

Quy hoạch vùng TPHCM cần ý tưởng mới

Các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch cho rằng quy hoạch năm 2008 của vùng TPHCM còn quá nhiều bất cập trong việc kiểm soát và định hướng phát triển, và do vậy cần đưa ra những ý tưởng mới điều chỉnh quy hoạch dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nói về những trục trặc giữa quy hoạch và thực tế, tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình kinh tế Fulbright, chỉ ra rằng quy hoạch đô thị của TPHCM không hiệu quả do tăng trưởng dân số thường không được đánh giá đúng mức khiến cho quy hoạch nhanh chóng lỗi thời. Ví dụ, trong quy hoạch năm 1993 đến năm 2010, dân số được chốt ở mức 5 triệu người; tuy nhiên, quy mô dân số chính thức đã vượt mức 5 triệu người năm 1998 và 7,4 triệu năm 2010…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

0913.756.339