Hình minh họa
BĐS hồi phục: Cuộc giải cứu bất thành ở phía Tây Hà Nội
Đại lộ Thăng Long những ngày cuối năm, một bên giới nhà giàu nô nức đón giáng sinh và năm mới, còn bên kia, các dự án vẫn im lìm. Một bức tranh ảm đạm xám xịt về những biệt thự tiền tỷ hoang lạnh, những dự án um tùm cỏ mà các ông chủ ra sức giải cứu nhưng bất thành.
Cùng với sự xuống dốc của thị trường BĐS, các dự án đô thị phía Tây Hà Nội một thời từng là niềm mơ ước của các “đại gia” địa ốc nay trở thành dự án “chết”, cùng với đó là hàng chục nghìn tỉ của nhà đầu tư đang bị “chôn” vào đất mà không biết bao giờ lấy lại được.
Theo một thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai khoảng 370 dự án khu đô thị, phần lớn tập trung ở các vùng ven đô phía Tây như: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ… Nhiều dự án quy mô hàng ngàn tỉ đồng, đang giậm chân tại chỗ hoặc chủ đầu tư có dấu hiệu tháo chạy, gây khốn đốn cho người dân trong vùng dự án và chính quyền sở tại…xem thêm
Kịch hài khi ParksonLandmark đóng cửa vì thua lỗ
Thật đáng ngạc nhiên, vào thời điểm này, chúng ta đang được chứng kiến hai con sóng ngược chiều nhau, đang cùng dâng lên trong lĩnh vực bán lẻ.
Đó là con sóng cải tạo các chợ truyền thống thành trung tâm thương mại và con sóng các trung tâm thương mại đóng cửa, phá sản vì thua lỗ. Ngay đầu năm 2015, vụ việc Parkson Landmark tại tòa nhà Keangnam đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu các chủ kinh doanh ở trung tâm thương mại này phải di dời khẩn cấp đang trở nên nóng rẫy trong dư luận. Nó phản ánh nhiều bất cập cả trong chính sách, những kẽ hở pháp lý và cả những bài học kinh doanh tối thiểu. Không hề mới, bởi trước đó, những trung tâm thương mại Chợ Hôm, Chợ Cửa Nam và cả Chợ Mơ cũng như những trung tâm thương mại cực lớn như Tràng Tiền Plaza, Robins hay mới đây là Lotte (Liễu Giai – Đào Tấn) hay khu vực bán hàng hiệu của tòa tháp Indochina (Cầu Giấy)… vắng hơn chùa Bà Đanh đẩy các nhà đầu tư cũng như các chủ thuê, chủ thuê lại vào ngõ cụt…xem thêm
Hơn 300 dự án ven biển bị bỏ hoang
Hàng trăm dự án sát bờ biển tại nhiều tỉnh, thành chiếm không gian công cộng bị bỏ hoang; dự án “vẽ” để chiếm đất, chủ đầu tư không có năng lực gây lãng phí quỹ đất… báo cáo của Bộ Xây dựng với Văn phòng Chính phủ cho biết như trên.
Theo Bộ Xây dựng, rà soát tại bảy tỉnh, thành là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam có gần 800 dự án chủ yếu là dự án nghỉ dưỡng, nhà ở, biệt thự cao cấp… Các dự án quy mô nhỏ, bố trí sát nhau, bám sát bờ biển với mật độ dày đặc và không bố trí khu tắm biển cho người dân, các tuyến đường đi xuống biển, không gian công cộng, nơi vui chơi giải trí, cây xanh vườn hoa. “Các dự án khá dàn trải, gây bức xúc đối với không gian công cộng ven biển, thiếu lối đi, thiếu hạ tầng, che tầm nhìn, không tiết kiệm quỹ đất” – Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Trần Thị Lan Anh đánh giá…xem thêm
Khung giá đất tăng gấp đôi, bất động sản đi về đâu
Thị trường bất động sản (BĐS) kết thúc năm 2014 cho thấy dấu hiệu ấm lên. Theo công bố của CBRE Việt Nam, cả năm 2014 có 16.200 căn được tiêu thụ, tăng gấp đôi so với năm 2013. Nhưng bắt đầu từ 1.1.2015, Hà Nội và TPHCM sẽ áp dụng khung giá đất mới với mức cao nhất 162 triệu đồng/m2. 5 năm trước, mức giá đất cao nhất được áp dụng ở 2 TP này là 81 triệu đồng/m2.
Có ý kiến cho rằng khung giá đất mới giúp siết lại công tác quản lý đất đai. Giá đất tăng thúc đẩy việc quản lý, sử dụng đất đai được cân nhắc kỹ hơn, các dự án khó phát triển tràn lan, thiếu quy hoạch và thiếu cân nhắc về hiệu quả tài chính. Khung giá đất gần với giá thị trường còn làm giảm tình trạng khiếu kiện về đất đai của người dân đang ngày càng gia tăng và kéo dài.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, với giá đất hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã khó, khi tăng giá sẽ còn khó hơn nữa. Tăng giá đất sẽ khiến chi phí đầu vào lớn, các DN không mặn mà đầu tư BĐS, làm giảm năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư. Giá đất do Nhà nước ban hành, cho dù theo phương pháp tính toán nào, mục đích sử dụng nào, vẫn phải phản ánh được xu thế thị trường…xem thêm
Tái cơ cấu thị trường bất động sản
Thời gian qua, thị trường bất động sản phát triển quá nóng, lợi dụng tâm lý làm giàu nhanh chóng nhiều chủ đầu tư kinh doanh bất động sản đã tìm cách chiếm đoạt tiền góp vốn của người dân. Hậu quả là tiền đã trao nhưng mãi không có nhà.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: Việc huy động vốn của người mua nhà quá dễ trong thời gian qua là nguyên nhân chính dẫn đến dự án bất động sản phát triển bùng lên. Có chủ đầu tư chỉ bỏ vốn xin dự án, lập dự án còn việc thi công hoàn toàn dựa vào tiền huy động của người dân dưới hình thức vốn góp. Vì vậy phải tái cơ cấu thị trường bất động sản…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.