Hình minh họa
Bất động sản 2014: Giải bài toán lương và giá nhà
Muốn cân bằng cán cân này, khi giá nhà không chịu giảm nữa, thì lương phải tăng, hoặc ngược lại.
Sau nhiều chính sách hỗ trợ, hàng loạt chiêu kích cầu được tung ra, năm 2014 trôi qua lại cộng thêm một năm nữa thị trường bất động sản vẫn loanh quanh những le lói sắc hồng và kỳ vọng một giá trị thực cho thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân nước ta vào loại thấp so với khu vực, nhưng so sánh giữa giá nhà và thu nhập, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, không phải giá nhà ở Việt Nam quá cao mà do lương của người dân quá thấp. Nếu đặt ngôi nhà mơ ước ở giữa cán cân, một bên là lương, một bên là giá nhà, hẳn so sánh của Thứ trưởng có lý. Bởi muốn cân bằng cán cân này, khi giá nhà không chịu giảm nữa, thì lương phải tăng, hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, cái lý cân bằng cán cân trong trường hợp này có vẻ còn thiếu nhân văn. Vì rằng, trong số hơn 90 triệu người dân Việt Nam hiện nay, số người được hưởng lương và được sống nhờ vào đồng lương của bản thân hoặc người thân của họ chắc chắn không nhiều, lương không đủ sức “gánh” nhu cầu nhà ở tối thiểu…xem thêm
Cần gấp bộ chỉ số để minh bạch hóa thị trường bất động sản
Để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, tránh rơi vào tình trạng “bong bóng” như những năm trước thì sự cần thiết có những chỉ số đánh giá để minh bạch hóa thị trường, hạn chế tình trạng nâng giá của chủ đầu tư và các doanh nghiệp môi giới là điều cấp bách.
Việc xây dựng chỉ số giá bất động sản là điều hết sức cần thiết, để dựa vào đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở tham khảo, sử dụng vào việc quản lý thị trường bất động sản, đầu tư dự án. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số công ty tư vấn nghiên cứu đầu tư, quản lý bất động sản của nước ngoài như Savills Vietnam, CBRE và một vài doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nước có những công bố về chỉ số giá bất động sản của các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ. Song giữa các bản nghiên cứu này vẫn có độ vênh và khó thể kiểm chứng vì không có số liệu chuẩn xác từ phía Nhà nước để đối chiếu…xem thêm
Hà Nội: Parkson tại tòa nhà Keangnam 72 tầng đột ngột đóng cửa
Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Landmark ở Hà Nội đột ngột tuyên bố đóng cửa, yêu cầu những người thuê mặt bằng kinh doanh tại trung tâm thương mại đặt tại tòa nhà cao nhất Hà Nội với 72 tầng này phải dọn hết hàng hóa, đồ đạc ngay trong đêm 3-1.
Cho tới sáng 4-1, nhiều tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại (TTTM) Parkson Keangnam Landmark (đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn phải tiến hành dọn nốt hàng hóa, trang thiết bị khỏi bên ngoài tòa nhà cao nhất ở Hà Nội với 72 tầng.
Trước đó, ngày 3-1, TTTM Parkson Keangnam Landmark đột ngột thông báo đóng cửa, yêu cầu các chủ cửa hàng thuê mặt bằng tại TTTM hạng sang này ở Hà Nội phải chuyển hết đồ ra ngoài ngay trong đêm cùng ngày…xem thêm
Nhọc nhằn tự gỡ hàng tồn
Ở vị trí xa trung tâm, khu dân cư, không có hạ tầng cơ sở như chợ, trường học, bệnh viện… đang khiến nhiều dự án BĐS tại Hà Nội bị liệt vào diện tồn kho khó tháo gỡ.
Sự xoay xở của chủ đầu tư đã giúp nhiều dự án khả quan hơn trước. Thí dụ, The Pride hay CT1 Vân Canh đã tăng lượng giao dịch, tiến độ cũng khá khả quan. Tuy nhiên, nhìn chung, các dự án vẫn chưa vượt thoát được “vùng tối”. Vì thế, dù đã tìm đủ mọi cách để tháo gỡ, chủ đầu tư một dự án phải thừa nhận việc vượt thoát được hay không trong năm 2015 rất khó bởi phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan.
Điều lo ngại này không hẳn không có lý, bởi nhiều dự án vẫn tiếp tục rơi vào cảnh bi đát dù đã tìm đủ mọi cách để vượt thoát khó khăn. Usilk City của Sông Đà Thăng Long tưởng chừng đã vượt qua cơn bĩ cực khi khách hàng đồng ý đóng tiếp tiền để triển khai dự án vào tài khoản tại BIDV Thanh Xuân và sẽ giải ngân theo tiến độ xây dựng. Tuy nhiên, sau năm lần bảy lượt chậm tiến độ bàn giao nhà, khách hàng đã phản ứng bằng cách không đóng thêm tiền và do đó BIDV cũng cắt luôn vốn đối ứng, dẫn tới tắc nguồn vốn khiến dự án chậm thi công trong thời gian dài…xem thêm
Khánh thành 4 công trình trọng điểm gần 2 tỷ USD
Sáng 4/1, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, nhà ga T2 và nhà khách VIP (sân bay Nội Bài) với tổng vốn đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng (gần 2 tỷ USD) được khánh thành tạo diện mạo mới cho cửa ngõ quốc tế của thủ đô Hà Nội.
Sau 3 năm xây dựng, nhà ga T2 với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành đúng tiến độ. Dự án nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hiện nay với công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm sẽ phục vụ tới 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh.
Nhà ga T2 có diện tích gần 140.000 m2, được thiết kế với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; có các hệ thống thiết bị hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam như hệ thống tự động kiểm tra an ninh với hành khác. 96 quầy thủ tục check-in được bố trí tại 8 đảo, 10 ki-ôt check-in cho hành khách tự làm thủ tục. 17 cửa ra máy bay, trong đó có 14 cửa có cầu hành khách…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.