Khác với tâm lý e dè của những năm trước, tháng 7 âm lịch năm nay sẽ chứng kiến sự sôi động khác lạ của thị trường địa ốc TP. HCM , khi hàng ngàn sản phẩm của những dự án lớn dự kiến gia nhập thị trường.
Có thể thấy các chủ đầu tư cũng đang bước vào cuộc đua nước rút trong hành trình chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, tâm lý e ngại “tháng cô hồn ” của khách hàng cũng không còn nặng nề như trước.
Ồ ạt bung hàng
Sự khác biệt trong thành phần nguồn cung dự án sẽ là một điểm đáng chú ý. Qua nghiên cứu, dễ nhận thấy các sản phẩm được tung ra sắp tới chủ yếu thuộc phân khúc căn hộ cao cấp, đất nền, biệt thự, nhà phố liền kề thuộc khu Đông và khu Nam TP. HCM. Trong khi đó, phân khúc căn hộ giá rẻ chỉ chiếm thế yếu trên thị trường.
Tại khu vực Nam Sài Gòn, trong tháng 7 âm lịch, chủ đầu tư Phát Đạt sẽ tung ra 528 căn hộ và 75 biệt thự thuộc dự án The EveRich III. Cũng trong thời gian này, chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng giới thiệu 554 căn hộ thuộc dự án Happy Residence.
Tại khu vực phía khu Đông thành phố – nơi sôi động nhất TP. HCM trong thời gian qua, ngày 23/8 tới, chủ đầu tư Sacomreal sẽ chính thức mở bán dự án Jamona Home Resort với 238 căn biệt thự nghỉ dưỡngven sông tại quận Thủ Đức.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, mặc dù mới giới thiệu ra thị trường được 1 tháng, nhưng gần 200 sản phẩm tại dự án đã được tiêu thụ. Trong đó có khoảng 10% sản phẩm được dành cho khách nước ngoài, kiều bào.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, trong lễ mở bán dự án sắp tới, Sacomreal sẽ liên kết với CBRE để tiếp thị dự án rộng rãi tới khách ngoại kiều. Cũng trong tháng này, công ty sẽ chính thức tung ra thị trường 200 căn hộ cao cấp thuộc dự án Jamona Apartment tại quận 7.
Có thể thấy, trong khi một số chủ đầu tư chạy đua mở bán dự án trước để tránh “tháng cô hồn”, thì một số công ty khác lại tự tin mở bán ngay trong tháng 7 âm lịch.
Kích cầu và “chạy” lãi suất
Lý giải hiện tượng trên, bà Võ Thị Dịu Hiền – Phó tổng giám đốc Sacomreal nói, đầu tháng 7 vừa qua, luật kinh doanh bất động sản mới với quy định cho phép Việt kiều, khách ngoại mua nhà đã thổi một làn gió mới vào thị trường địa ốc, và “tháng cô hồn” năm nay trúng vào điểm rơi của chính sách.
Thị trường nhà ở: Cung nhiều chỉ trong ngắn hạn
* Ngày càng nhiều dự án bất động sản (BĐS) tại TP.HCM, Đà Nẵng được chủ đầu tư chào bán ở Hà Nội, ông nhận định thế nào về xu hướng này?
– Khách hàng Hà Nội chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các dự án BĐS tại các thành phố này, khoảng 1/3 thị trường TP.HCM và chiếm tới 70 – 80% thị trường Đà Nẵng.
Các nhà đầu tư TP.HCM thường tung sản phẩm chào bán tại địa bàn trước, sau đó mới tiếp cận những khách hàng ở xa hơn và Hà Nội là thị trường tiềm năng nhất.
Ông Dương Đức Hiển – Giám đốc khối dự án Savills tại Việt Nam
* Một số dự án tại Sài Gòn, Đà Nẵng đang chuyển đổi đổi công năng, ví dụ trong dự án khu biệt thự phố Galleria – Nam Sài Gòn, chủ đầu tư Kiến Á đã thay đổi quy mô sân golf từ 36 lỗ xuống 18 lỗ, dành tỷ lệ lớn hơn cho nhà ở.
Vì vậy, các chủ đầu tư dự án sẽ bước vào cuộc chạy đua bung dự án cao cấp thuộc các khu vực tập trung đông người nước ngoài như khu Đông – khu Nam để “hớt sóng” khách ngoại.
“Cuộc đua này không có chỗ cho kẻ chậm chân, công ty nào nhanh tay, có tiềm lực mạnh sẽ chiếm lĩnh được thị phần. Mặt khác, khách nước ngoài cũng không có khái niệm kiêng cữ, nên các công ty vẫn bung hàng bình thường”, bà Võ Thị Dịu Hiền nói.
Với khách hàng nội đia, để kích cầu trong khoảng thời gian này, các chủ đầu tư sẽ đua nhau tung ra các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà. Vì vậy, đây cũng chính là giai đoạn tìm chốn an cư với giá tốt trong năm.
Một yếu tố khác có khả năng thúc đẩy mãi lực địa ốc trong “tháng cô hồn” là sự biến động lãi suất những tháng cuối năm.
Theo đó, nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam thường tăng đột biến, mặt khác việc đồng USD đang trên đà hồi phục cộng với khả năng FED tăng tỷ giá USD, sẽ tạo áp lực lên tỷ giá của Việt Nam.
Đây là nguyên nhân có thể sẽ kích thích lãi suất tăng vào những tháng cuối năm. Vì vậy, các chủ đầu tư sẽ tranh thủ mở bán dự án sớm để giúp khách hàng tranh thủ các chương trình ưu đãi lãi suất của ngân hàng.
Theo VnEconomy