Ứng dụng công nghệ BIM tại Việt Nam

Các quốc gia trên thế giới đã tích cực tiếp cận và ứng dụng BIM vào các dự án thực tế, cũng như nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn liên quan và hứa hẹn một sự thay máu công nghệ của ngành xây dựng trong tương lai gần. Cụ thể, Anh đã áp dụng BIM cho các dự án có tổng mức đầu tư từ 5 triệu euro trở lên. Ở Mỹ, BIM được phát triển từ khá sớm. Năm 2008, nước này cũng đã yêu cầu áp dụng BIM cho các dự án xây dựng của Chính phủ. Các nước Bắc Âu như Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch cũng là quê hương của các phần mềm ứng dụng BIM. Trong đó, Phần Lan đang đi đầu trong việc phát triển tiêu chuẩn BIM cho dự án hạ tầng kỹ thuật (InfraBIM).

Polyad

Là một nước đang phát triển, nhu cầu và số lượng dự án đang xây dựng lớn, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc ứng dụng ngay vào thực tế.

Singapore đã xây dựng lộ trình áp dụng BIM: từ ngày 1/7/2013, tất cả những công trình kiến trúc có diện tích trên 20.000 m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước; từ ngày 1/4/2014, yêu cầu trên sẽ áp dụng cho các công trình kỹ thuật (dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật); và đến ngày 1/7/2015 tất cả các dự án xây dựng nói chung có diện tích sàn lớn hơn 5.000m2 phải nộp mô hình BIM cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Một số chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam đã đánh giá về việc ứng dụng BIM. “Việc Việt Nam có những chuyên gia nghiên cứu về BIM mang lại cho tôi nhiều hy vọng về một tương lai bền vững, về vị trí của BIM sẽ đạt được trong ngành công nghiệp xây dựng. Tôi tin BIM sẽ là giải pháp giúp các nhà thầu xây dựng Việt Nam lựa chọn trong tương lai”, ông Vicent Chia, Giám đốc phát triển kinh doanh Tekla châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ.

Ông Nguyễn Anh Tòng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư VTCO chia sẻ. “Chúng tôi nhận thấy rằng BIM là một xu thế và là chìa khóa giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lên ngang tầm với thế giới. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hạ tầng, nhân lực, tài lực để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội”. Tuy nhiên, việc ứng dụng BIM vẫn gặp phải nhiều khó khăn do chưa có khung pháp lý cụ thể. Tín hiệu vui cho doanh nghiệp là Luật Xây dựng mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đã đề cập đến việc ứng dụng “Mô hình thông tin công trình” (BIM) vào quản lý xây dựng. Sở Giao thông vận tải TP HCM liên tục công bố các văn bản hướng dẫn và khuyến khích áp dụng thí điểm BIM trên dự án thực tế.

Polyad

Dự án “Cầu Cao Lãnh”.

Là một nước đang phát triển, nhu cầu và số lượng dự án đang xây dựng lớn, nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc ứng dụng ngay vào thực tế. Nếu có cơ chế rõ ràng và quyết tâm của lãnh đạo bằng cách nhanh chóng hoàn chỉnh khung pháp lý, các quy định, tiêu chuẩn, định mức chi phí, thậm chí có thể dịch và tham khảo ngay từ các tiêu chuẩn BIM đã có sẵn của các nước đã ứng dụng thành công như Phần Lan, Singapore, Anh… Bên cạnh đó, lãnh đạo cần đưa ra các chính sách hỗ trợ rõ ràng về phần mềm, bản quyền, huấn luyện (Ví dụ: ở Singapore, nhà nước tiến hành tổ chức huấn luyện và tập huấn cho tất cả đơn vị xây dựng trước khi ra quy định bắt buộc áp dụng). Việc ứng dụng công nghệ BIM trong các công tác từ lập dự án, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, bảo trì và quản lý nhà nước suốt dòng đời dự án là khả thi, và sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn.

Các bạn có thể tham khảo dự án đoạt giải nhì ứng dụng Tekla BIM khu vực Đông Nam Á – dự án cầu Cao Lãnh được thực hiện bởi các kỹ sư Việt Nam. Dự án đang được đề cử bầu chọn tại giải Tekla BIM toàn cầu 2014. Bình chọn cho dự án cầu Cao Lãnh, tại đây; clip cầu Cao Lãnh, xem tại đây.

Thông tin chi tiết, xem tại đây.

(Nguồn: VTCO – ViBIM)

Để lại một bình luận

0913.756.339