“Săn” khách ngoại mua nhà

. Để thu hút khách, giới bán nhà trong nước đã tung chiêu giảm giá, khuyến mãi, tặng vé khứ hồi cho khách nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu mua nhà. Việc mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà từ ngày 1/7 đã tạo một sức hút khá lớn đối với khách nước ngoài. Ghi nhận chỉ riêng tại TP. HCM, không chỉ khách nước ngoài mà “cò” nước ngoài đến từ Úc, Hàn Quốc… cũng xuất hiện dập dìu tại nhiều dự án bất động sản. “Một năm trước tôi sang Việt Nam vài lần để giới thiệu khách hàng mua căn hộ nhưng từ ngày 1-7 Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa cho người nước ngoài mua nhà nên tôi qua thường xuyên hơn” – ông Salvatore Passari nói. Chuẩn bị sẵn cặp vé máy bay khứ hồi cho vị khách từ Libăng đến mua nhà, chị Tuyết Hằng – nhân viên một sàn giao dịch bất động sản tại Q

Việc mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà từ ngày 1/7 đã tạo một sức hút khá lớn đối với khách nước ngoài. Ghi nhận chỉ riêng tại TP.HCM, không chỉ khách nước ngoài mà “cò” nước ngoài đến từ Úc, Hàn Quốc… cũng xuất hiện dập dìu tại nhiều dự án bất động sản.
Để thu hút khách, giới bán nhà trong nước đã tung chiêu giảm giá, khuyến mãi, tặng vé khứ hồi cho khách nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu mua nhà.
Dập dìu “cò” nước ngoài
Với gọng kính buộc dây vòng buông xuống ngang ngực, đôi giày thể thao và chiếc balô nhỏ gọn, ông Salvatore Passari (người Úc) như một con thoi tại lễ mở bán một dự án bất động sản ở Q.1, TP.HCM.
Vốn là chủ một nhà hàng ăn uống tại Úc nhưng cách đây không lâu, ông Salvatore Passari đã quyết định bán nhà hàng và lao vào lĩnh vực môi giới bất động sản. Cứ 2-3 tháng một lần, ông Salvatore Passari lại đến TP.HCM tham quan và lấy thông tin các dự án bất động sản mới có tiềm năng rồi về Úc đưa khách sang Việt Nam mua nhà.
Ngày 25/7, vừa bước vào lễ ra mắt dự án tòa nhà Landmark 81 thuộc dự án Vinhome (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), vị “cò” nước ngoài này đã tiến thẳng tới bàn tư vấn để nắm thông tin. Một cách rất thành thạo, ông Salvatore Passari đưa các dự án cao cấp hiện nay ra để đối chiếu tính toán.
“Một năm trước tôi sang Việt Nam vài lần để giới thiệu khách hàng mua căn hộ nhưng từ ngày 1-7 Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa cho người nước ngoài mua nhà nên tôi qua thường xuyên hơn” – ông Salvatore Passari nói. Dự kiến vài ngày nữa ông sẽ đưa khoảng 10 người Úc sang để tìm hiểu mua nhà, đồng thời lập trang web để chuyển tải các thông tin dự án tiềm năng cho khách đầu tư ở Úc.
Ông Mark Builksol (quốc tịch Úc) cũng là vị “cò” nước ngoài xuất hiện khá nhiều tại các buổi giới thiệu các dự án bất động sản trong thời gian gần đây. Tại buổi giới thiệu dự án tòa nhà Landmark 81 ngày 25/7, ông Mark cho biết đang có nhóm khách khoảng 30 người Úc muốn sang Việt Nam mua nhà.
“Tôi tin nhiều người nước ngoài sẽ mua nhà tại Việt Nam để ở hoặc đầu tư vì giá nhà còn rẻ và thị trường bất động sản ở đây đang khởi sắc. Hiện Chính phủ Việt Nam chỉ cho phép người nước ngoài mua 30% trong một dự án, do vậy tôi nghĩ họ sẽ mua hết số này”.
Theo ông Mark, dù luật Việt Nam đã mở từ ngày 1/7 nhưng các thông tư và nghị định hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều khách nước ngoài vẫn còn lưỡng lự. “Phần lớn khách hàng nước ngoài chưa rõ visa như thế nào thì được mua, chẳng hạn visa du lịch có được mua không? Rồi sau khi mua việc chuyển tiền như thế nào và nếu chuyển nhượng phải đóng thuế ra sao? Còn rất nhiều điều chưa rõ” – ông Mark nói.
Không chỉ khách đến từ Úc, ông Choi Seok Hwan – Tổng giám đốc Công ty HanViet Invest – cho biết rất nhiều người Hàn Quốc có ý định mua nhà tại Việt Nam để ở và đầu tư. “Hàn Quốc là một nước đứng đầu về lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Thị trường bất động sản tại Hàn Quốc đã bão hòa, lãi suất huy động của ngân hàng thấp nên họ rất muốn đầu tư bất động sản tại Việt Nam” – ông Choi giải thích.
Chăm sóc tận răng
Để “săn” khách nước ngoài, các chủ dự án trong thời gian qua cũng tung nhiều chiêu khuyến mãi, chăm sóc “tận răng”.

Thị trường văn phòng TP.HCM, Singapore đối mặt áp lực cung thứ cấp tăng

Theo nhận định tổng quan thị trường văn phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương quý II/2015 vừa được CBRE công bố, trong quý này, giá thuê tăng 0,7% so với quý trước, trong khi đó giá văn phòng cũng tăng 0,7%.


Chuẩn bị sẵn cặp vé máy bay khứ hồi cho vị khách từ Libăng đến mua nhà, chị Tuyết Hằng – nhân viên một sàn giao dịch bất động sản tại Q.2, TP.HCM – còn ra tận sân bay để đón vị khách của mình. Khi ông Patrick Ferneini vừa tới dự án, chị Tuyết Hằng đã giới thiệu hàng loạt chính sách ưu đãi như ngoài các chính sách ưu đãi của người trong nước, khách nước ngoài còn được tặng một cặp vé khứ hồi sau khi xuống cọc 5.000 USD. Ngoài ra, sau khi đặt cọc ba ngày, khách có thể thay đổi bất cứ căn hộ nào bằng giá hoặc cao hơn trong dự án.
“Chúng tôi còn cam kết gói dịch vụ hỗ trợ quản lý trong giai đoạn hoàn thiện nội thất, chăm sóc nhà, hỗ trợ ông nhận và chuyển tiền lời nếu nhà cho thuê. Trường hợp giao nhà mà ông không hài lòng về sản phẩm trong vòng một tháng chúng tôi sẽ hoàn trả 100% số tiền đã thu cộng lãi suất phát sinh bằng USD…” – chị Tuyết Hằng quảng cáo.
Theo chị Hằng, trong thời gian lưu lại ở TP.HCM vị khách này cùng một cộng sự tại Việt Nam đến bốn lần tìm hiểu về dự án. Đến chiều 24/7, ông Patrick Ferneini mới quyết định ký các giấy tờ cần thiết để xuống tiền cọc mua căn hộ diện tích 98,57m2 với ba phòng ngủ ở tầng 22. “Tôi làm việc ở Trung Quốc và Việt Nam, luật Việt Nam mở điều kiện nên tôi vào mua. Tôi chọn căn hộ ở Q.2 vì vị trí này rất có tiềm năng đầu tư” – ông Patrick Ferneini nói.
Cọc dễ, ký hợp đồng còn vướng
Ghi nhận tại các sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM, lượng khách nước ngoài đến mua nhà tăng khá mạnh. Trong đó nhiều người đã quyết định xuống cọc khá nhanh. Trưa 25/7, ông Yap B. C. (quốc tịch Malaysia) đã xuống tiền cọc mua căn hộ 50m2 tại dự án Vinhome để đầu tư.
“Tôi đã đầu tư nhiều ở các nước khác nhưng đây là lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam ang tốt lên và đó là lý do tôi chọn nơi đây để bỏ tiền đầu tư vào” – ông Yap cho hay.
Mặc dù vậy, do luật chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng nên đa số khách mua nhà người nước ngoài vẫn gặp khó khăn trong các khâu ký hợp đồng mua nhà, chuyển tiền… Ông Ardis Gaetano (quốc tịch Ý) cho biết vừa đi xem một loạt dự án ở TP.HCM, nhưng việc quyết định mua còn phải cân nhắc vì bên bán nhà thông tin chưa thể ra hợp đồng mua bán mà vẫn phải duy trì luật cũ là hợp đồng cho thuê.
Theo chị Lê Thị Thúy Nga – nhân viên sàn giao dịch dự án The Estella Heights (Q.2), lượng khách nước ngoài đến tìm hiểu mua nhà tăng gấp đôi sau ngày 1/7. Tuy nhiên hiện bên bán nhà cũng chỉ mới ra được hợp đồng thuê, còn hợp đồng mua bán vẫn phải chờ dự thảo nghị định luật mới đưa vào áp dụng.
Ông Nguyễn Nhật Hùng, chuyên viên tư vấn pháp lý một dự án cao cấp ở TP.HCM, cho rằng luật mới nói nhập cảnh là mua được nhưng thông tư và nghị định chưa có nên khách hàng vẫn chưa rõ là nhập cảnh ở mức độ nào mới đủ điều kiện mua.
Liệu khách du lịch có được mua không? Rồi cả các quy định về người nước ngoài đóng tiền chậm, hủy hợp đồng như thế nào cũng chưa rõ.
“Việc mua bán một sản phẩm căn hộ chia làm nhiều giai đoạn kéo dài nhiều năm. Nếu luật thiếu rõ ràng như hiện nay sẽ dễ xảy ra nhiều tranh chấp. Nhiều khách hàng nước ngoài rất quan tâm nhưng họ còn chờ đợi hướng dẫn luật để tránh rủi ro” – ông Hùng cho hay.

Ông Howard Stoneham (Anh) và ông Rainer Jacok (Đức, bìa phải) xem căn hộ mẫu dự án The Gold View, Q.4, TP.HCM sáng 26/7 Ảnh: T.T.D.

 
Khách ngoại chuộng cao cấp
Theo ghi nhận, đa số người nước ngoài đang nhắm tới các sản phẩm bất động sản ở phân khúc cao cấp để mua vào. Tại dự án Vinhome ghi nhận có khoảng 112 khách nước ngoài đã đặt cọc giữ chỗ sau ngày 1/7.
Còn chủ đầu tư dự án The Gold View (Q.4) xác nhận số người nước ngoài tham gia đặt chỗ tại dự án này đến nay là 5% trên tổng số khách đã đặt chỗ.

Vốn ngoại tiếp tục vào bất động sản
Nhiều quỹ đầu tư ngoại đang rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam sau khi đánh giá lợi nhuận gấp 2-3 lần nhiều nước trong khu vực. Chiều 25/7, ông Toshihiko Muneyoshi – chủ tịch quỹ đầu tư chuyên về bất động sản của Nhật Bản Creed Group – đã có mặt tại Việt Namđể chốt lại thương vụ đầu tư trị giá 200 triệu USD với Công ty BĐS An Gia.
Theo đó, 200 triệu USD này được chia làm ba phần, phần thứ nhất mua lại 20% cổ phần của An Gia, phần thứ hai hợp tác vào tất cả các dự án bất động sản An Gia đang làm với tỉ lệ vốn 50/50 và cho An Gia vay USD với lãi suất ưu đãi 5%/năm để mua các dự án bất động sản đã có sẵn để triển khai.
Trước đó, quỹ này đã đầu tư 70 triệu USD vào một dự án chung cư ở Q.8 (TP.HCM).
Trên thị trường mua bán và sáp nhập (M&A), khối ngoại đã bắt đầu có những động thái rót vốn đáng chú ý. Mới đây VinaCapital vừa công bố giải ngân 15 triệu USD thuộc khoản đầu tư hợp vốn trị giá 47 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Công ty cổ phần tập đoàn Novaland, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản tại Việt Nam.
Ông Andy Ho, giám đốc điều hành VinaCapital, cho biết: “Khoản đầu tư này nằm trong chiến lược nhằm đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực bất động sản thông qua các công ty niêm yết hoặc tư nhân trong ngành, đồng thời thoái vốn khỏi các khoản sở hữu trực tiếp dự án bất động sản”.
Mới đây, Quỹ Global Emerging Market, tập đoàn đầu tư của Mỹ, cũng đã ký kết hợp tác đầu tư với một công ty địa ốc tại TP.HCM về việc sẽ đầu tư 20 triệu USD vào công ty này thông qua việc mua cổ phiếu trong thời gian 30 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
ĐÌNH DÂN – HỒNG QUÝ

Theo Báo Tuổi Trẻ

0913.756.339