Hình minh họa
Cháy túi không dám nhận nhà đón Tết
Trong khi nhiều người mong mỏi được nhận nhà cuối năm thì không ít khách hàng lại thờ ơ, thậm chí tìm mọi cách để trì hoãn. Lý do chính vẫn là gặp khó khăn về tài chính.
Sau ba năm chờ đợi, căn hộ chung cư tại quận Cầu Giấy của chị Nguyễn Thu Hường (quận Cầu Giấy, HN) cũng tới ngày bàn giao nhà. Niềm vui phấn khởi kèm với đó là lo âu bởi khi chính thức bàn giao nhà đồng nghĩa với việc chị phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư. Số tiền đóng đợt cuối tuy chỉ 20%, nhưng cũng lên tới cả trăm triệu đồng. Đây là khoản tiền lớn nhất đối với chị, chưa kể tới việc sửa nhà, sắm sửa đồ mới cũng đáng tiền triệu. Không còn cách nào khác, chị đành phải ngậm ngùi hẹn qua Tết mới tính chuyện gặp chủ đầu tư.
Chị Hường cho hay: “Năm qua khó khăn, hai vợ chồng làm ngân hàng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Dư được trăm nào thì đóng tiền nhà đợt đấy, cứ vèo vèo lại đến hẹn lại nộp tiền. Giờ mà nhận nhà cũng phải đóng một cục lớn, chẳng biết xoay sở vào đâu”…xem thêm
Thông tin bất động sản: Thị trường sắp… minh bạch
Một trong những giải pháp giúp thị trường BĐS phát triển bền vững chính là công khai, minh bạch. Điều đó được thể hiện trong nhiệm vụ trọng tâm của ngành xây dựng năm 2014 vừa qua. 5 năm trước, Bộ Xây dựng từng thí điểm xây dựng một vài bộ chỉ số đánh giá thị trường. Mới nhất, Bộ đang dự thảo, xin ý kiến về Nghị định xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS. Đâu là điểm đáng kỳ vọng ở công cụ luật hóa thị trường này?
Đây là đánh giá của ông Tùng, lãnh đạo một DN phát triển nhà ở giá rẻ kèm theo cung cấp dịch vụ đo đạc địa chính ở Thủ đô về tình trạng tiếp cận cũng như chất lượng thông tin thị trường BĐS thời gian qua.
Không bàn về giai đoạn 2010 trở về trước – thời của tin đồn rỉ tai hay “nghe nói”, từ lúc bong bóng nhà đất vỡ (cuối năm 2010) tới nay, đặc biệt 2 năm qua, việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm nhà ở hay quy hoạch hạ tầng trở nên dễ dàng với bất cứ đối tượng nào quan tâm…xem thêm
Đại gia bán lẻ Nhật góp vốn vào hai siêu thị Việt Nam
Aeon đang hiện thực hóa kế hoạch bành trướng tại Việt Nam bằng cách nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart.
Theo trang Jiji, Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) cho biết đã góp vốn vào hai siêu thị của Việt Nam để thúc đẩy hoạt động tại thị trường Đông Nam Á. Trong đó, Aeon sẽ nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Hiện đại diện hai siêu thị này chưa lên tiếng về việc bán cổ phần cho đối tác ngoại.
Cuối 2014, Aeon và Citimart đã hoàn tất thủ tục hợp tác kinh doanh. Dự kiến, tên gọi mới của chuỗi siêu thị Citimart sẽ được đổi thành AeonCitimart. Ông Lâm Minh Huy, Chủ tịch Citimart cho hay sau khi trở thành đối tác chiến lược, Aeon sẽ giúp đơn vị này thay đổi việc quản lý hệ thống, hỗ trợ gắn kết thương hiệu, thay đổi phương pháp điều hành. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng khai thác nguồn hàng từ Việt Nam và Nhật Bản, phát triển nhanh số lượng siêu thị mới trong tương lai…xem thêm
Luân Đôn đứng đầu danh sách thị trường văn cho thuê đắt nhất thế giới
Theo nghiên cứu “chi phí thuê văn phòng hàng đầu thế giới” của CBRE, Châu Á tiếp tục là nơi có giá thuê văn phòng đắt đỏ nhất thể giới.
Trong số 50 thị trường đắt đỏ nhất thì có 20 nơi thuộc Châu Á Thái Bình Dương, 20 nơi thuộc khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi và 10 nơi còn lại nằm ở Châu Mỹ.
Châu Á Thái Bình Dương có 20 thị trường được liệt kê trong danh sách 50 nơi đắt đỏ nhất và có 7 địa điểm thuộc top 10. Người thuê ở khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp nội địa và các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và truyền thông đa phương tiện. Một nửa thị trường cho thuê đã tăng giá hơn 1%...xem thêm
TPHCM xin tăng vốn tuyến metro số 5 lên 1,6 tỉ USD
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận Đề cương điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị metro số 5 (giai đoạn 1) có lộ trình ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn.
Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án được điều chỉnh từ mức 833 triệu euro lên 1,6113 tỉ USD hay 1,3 tỷ euro (tương đương 34.873 tỷ đồng), trong đó 1, 353 tỉ USD (chiếm khoảng 83,97% tổng vốn đầu tư) là vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW); còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Nguồn vốn nêu trên chưa bao gồm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư (dự kiến khoảng 6.742 tỷ đồng – cập nhật đến tháng 12/2014)…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.