Bất động sản 24h: Rủi nhiều hơn may khi mua lại nhà tái định cư

Hình minh họa

Mua lại nhà tái định cư, lợi thì có lợi…

Không chỉ rẻ hơn so với giá thị trường, mà chỉ cần nộp 10% là đã có thể nhận nhà, người mua lại được trả chậm với lãi suất thấp, bằng ấy lý do khiến nhà tái định cư tại TP. HCM luôn hút khách, giao dịch sang nhượng vẫn đều đặn kể cả thời điểm thị trường chung đang đóng băng.

Thế nhưng, với quy định không được chuyển nhượng trong vòng 10 năm, giao dịch mua lại nhà tái định cư chỉ là tờ giấy viết tay ủy quyền của chủ cũ. Và rủi ro của người mua cũng bắt đầu từ đó.

Giao dịch bán – mua chủ yếu dựa trên niềm tin, nên việc nắm được hoàn cảnh, tính cách của chủ cũ căn hộ quả thật rất quan trọng với người mua lại nhà tái định cư. Không thiếu những tình huống mà người mua lại nhà tái định cư “uất đến tận cổ” với chủ cũ.

Chị Ngọc Dung, chủ một căn hộ tái định cư tại quận 11 cho biết: “Tôi mua lại căn hộ này cách đây 5 năm. Tiền đã trả hết cho chủ nhà, nợ ngân hàng mới đây cũng đã trả xong, nhưng chủ nhà nhất định không ký hợp đồng mua bán với lý do hồi đó bán rẻ và đòi thêm 80 triệu đồng nữa”…xem thêm

Năm nay, diện tích bình quân nhà ở sẽ đạt 21,5m2 mỗingười

Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc phấn đấu đạt 21,5m2 sàn/người là mục tiêu được Bộ Xây dựng đặt cho năm 2015.

Chỉ tiêu này sẽ tăng 0,9m2 sàn/người so với kết quả đạt được là 20,6m2 sàn/người của năm 2014. Năm 2014, tổng diện tích sàn nhà ở toàn quốc tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc cũng tăng 1m2 sàn/người so với năm 2013 (trong đó diện tích bình quân nhà ở tại đô thị khoảng 23m2 sàn/người, tại nông thôn khoảng 19,5m2 sàn/người).

Đáng chú ý, cả nước đã phát triển thêm khoảng 0,8 triệu m2 nhà ở xã hội (tương đương khoảng 12.000 căn hộ), đưa tổng diện tích nhà ở xã hội toàn quốc đạt khoảng 1,8 triệu m2…xem thêm

Bất động sản du lịch Đà Nẵng: Lạc quan hơn với xu thế sáp nhập

Sau nhiều năm “đóng băng”, mảng địa ốc du lịch Đà Nẵng, chủ yếu ở khu vực ven biển, có thể có biến động nhất định trong năm 2015 nhờ chủ trương thúc đẩy mua bán, sáp nhập đang được địa phương thúc đẩy.

Một thành viên ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng nhìn nhận, hoạt động của thị trường bất động sản nơi đây không khởi sắc trong năm 2014. Các đơn vị khai thác như Savills, CBRE, Đất Xanh, DanaLand… dù cố gắng có nhiều hoạt động “hâm nóng”, vẫn không làm tình hình khả quan hơn. Lượng giao dịch thấp, giá chào bán không ngừng hạ… là hiện tượng phổ biến.

Hơn 5 năm qua, Đà Nẵng phải chấp nhận “trả giá” khá nhiều về chiến lược hình thành và phát triển. Một nhà môi giới Hà Nội có vài dự án nhỏ bên bờ biển Đà Nẵng nhìn nhận, giai đoạn “bùng nổ” trước đây, toàn bộ đất nền ven biển thành phố này đều “bị sốt”. Một lượng lớn lô đất quy hoạch đã nhanh chóng được “cắm sổ” bởi các nhà đầu tư từ Hà Nội và phía nam. Trục ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc được truyền thông biến thành tâm điểm các dự án nghỉ dưỡng 5 sao. Nhưng đến nay, phần lớn giao dịch này đều… nguyên trạng. Nghĩa là vốn và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư không khởi sắc…xem thêm

Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào

Ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM – cũng khuyến cáo các chủ đầu tư chỉ nên tập trung vào khách hàng có nhu cầu thật sự, thay vì chạy theo các nhà đầu tư lớn.

Ông Châu nói: “Một trong những điểm tích cực của thị trường BĐS hiện nay là hầu hết các dự án được triển khai bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thực lực trải đều ở hầu hết các phân khúc thị trường với lợi nhuận kỳ vọng vừa phải, chỉ 5-12%.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng hợp tác đầu tư, bán lại dự án giúp thị trường được cơ cấu lại theo chiều hướng tích cực hơn, với hàng loạt dự án “chết” trước đó đã sống lại, quyền lợi khách hàng được đảm bảo. Và đặc biệt, thanh khoản của thị trường BĐS đã tốt hơn, thậm chí có sản phẩm người mua đã có lời dù không nhiều, do giá có dấu hiệu nhích lên”…xem thêm

Nhân vụ bà Thu Nga: Ngẫm về chuyện liên danh

Dư luận người dân cả nước và thị trường địa ốc đang chộn rộn trước sự kiện bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Housing Group sa vòng lao lý vì kinh doanh BĐS sai pháp luật. Kiểm đếm nhanh, hầu hết dự án mang trái đắng cho nhiều nạn nhân vài năm qua đều có sự xuất hiện của cụm từ “liên danh”. Phía sau một dự án hoành tráng, thường là liên danh hai hoặc ba pháp nhân cùng “chung vai”. Liệu, quá khứ buồn về các trường hợp “con chung” đang manh nha trở lại?

Từ năm 2011, thị trường BĐS chính thức chìm sâu trong tồn kho sản phẩm, thanh khoản về cực tiểu cùng đa số lượng DN địa ốc giải thể, chuyển nghề. Giữa guồng quay “gạn đục khơi trong” sau thời gian sốt nóng, nhiều đơn vị phải rời cuộc chơi, nhưng cũng không ít anh tài trụ lại với thị trường bằng liên danh, liên kết để tự cứu mình – một “chiêu” kinh điển…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Trả lời

0913.756.339