TTTM Grand Palaza khi khai trương 4 năm trước được quảng cáo là có “dát vàng” để thể hiện đẳng cấp sang trọng.
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện nay cả nước có khoảng 125 trung tâm thương mại (TTTM). Việc các TTTM ế ẩm kéo dài một phần là do vị trí xây dựng không phù hợp, xa khu trung tâm, hoặc lại quá gần các trung tâm khác.
Ông Phú dẫn chứng TTTM Grand Plaza đứng ngay cạnh một “ông khổng lồ” là Big C (đường Trần Duy Hưng). “Vẫn các loại hàng như nhau mà giá lại đắt hơn, cho nên anh không đấu được”, ông Phú cho hay.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết khu vực các gian hàng đã đóng cửa. Một số nơi khác dán biển cho thuê.
Khảo sát của phóng viên tại các TTTM lớn ở Hà Nội cho thấy, khách đi chơi, tham quan là chính, người mua rất ít. Tại những TTTM lớn có mở siêu thị thì đây là nơi đông khách hiếm hoi. Còn lại các khu vực bán hàng trung và cao cấp thì rất thưa khách. Có chuyên gia kinh tế còn ví von các TTTM lúc nào cũng đèn đuốc sáng trưng, trang hoàng rực rỡ nhưng vắng vẻ như… viện bảo tàng.
Kinh tế khó khăn đã đẩy các TTTM vào cảnh ế ẩm, đìu hiu. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, tình trạng “chợ chiều” tại các TTTM ngày càng thê thảm. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên tại một số TTTM lớn tại Hà Nội:
Tại TTTM Vincom Megamall Royal City (quận Thanh Xuân), khách thưa vắng, trái ngược với cảnh chen lấn khi mới khai trương.
Buổi tối tại TTTM Nam Đô (Trương Định, Hoàng Mai), khách đi “ngắm đồ” là chính.
Tràng Tiền Plaza có vị trí đắc địa bên hồ Gươm, dù chọn bán hàng hiệu để hướng đến khách hàng thượng lưu nhưng vì ế ẩm nên đã phải đóng cửa tái cơ cấu. Nơi này trở thành địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho các đôi uyên ương.
Hoàng Dương (Báo Tin tức)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.