Hình minh họa
Toàn cảnh cuộc sống nơi di dời vườn tược xây cầu Nhật Tân
Cây cầu Nhật Tân sừng sững, đang trong những ngày gấp rút hoàn thành. Người dân hai bên cầu dù chộn rộn, đợi chờ ngày thông xe nhưng trong cuộc sống của họ, những ký ức về cuộc vật lộn với cơm áo gạo tiền ngay sau khi phải di dời để trả mặt bằng xây cầu dường như vẫn nguyên vẹn…
Phú Thượng trù phú ngày xưa với hàng ngàn héc ta đào, quất vào mùa mỗi dịp Tết đến đã trở thành quá khứ. Bây giờ, hiện diện ở nơi trước kia là vườn tược ấy, một cây cầu dây văng nhiều nhịp, hiện đại. Cây cầu là nhịp sống sôi động, là sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Nhưng đâu đó, vẫn có sự tiếc nuối trong lòng những người dân Phú Thượng.
Mất đất, mất nghề, những người dân quanh năm chỉ trông chờ vào nông nghiệp bỗng chốc… thất nghiệp, cả ngày chỉ biết quanh quẩn ra vào ngôi nhà tái định cư sau khi bàn giao mặt bằng cho cây cầu. Bình thường, làm cả năm được vài chục triệu cất đi, coi như có tiền tiết kiệm. Khi cây cầu ngang qua, dân tình tự nhiên… giàu sụ vì được cầm trong tay cả trăm triệu, cả tỉ bạc…xem thêm
Xây nhà quên hạ tầng: Như “mua trâu không sắm dây xỏ mũi”
Xây lên rồi để đó, 60 căn hộ nằm trong khu nhà tái định cư NO6 Pháp Vân, Tứ Hiệp, Hà Nội vẫn từng ngày “ngóng” chủ nhân dọn vào ở. Thế nhưng, hàng chục năm nay vẫn không một bóng người tìm đến. Nghe thì thật khó tin song lại là thực tế đang hiện rõ tại khu nhà tái định cư này.
Tòa nhà NO6 được xây dựng theo diện nhà tái định cư từ năm 2004. Nhìn bên ngoài, ai cũng thấy đây là một tòa nhà đồ sộ nhưng bên trong số căn nhà có người đến ở chỉ mới dừng lại ở con số 20 hộ. Trong khi đó, hiện đang có tới 60 căn nhà đang bỏ không.
Nguyên nhân là cơ sở vật chất, hạ tầng nơi đây quá thiếu thốn, xuống cấp khiến cho không hộ dân nào muốn đến sinh sống.
“Tái định cư người ta không muốn ở vì điện nước rất chán. Tòa nhà toàn để không, không có người đến ở”, chị Nguyễn Thị Thu Xuân, một cư dân của khu nhà nói…xem thêm
Đối đầu giữa ban quản trị Saigon Pearl và chủ đầu tư
Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra hàng loạt tranh chấp tại các khu chung cư. Có những nơi, cư dân tranh chấp quyền lợi từ chủ đầu tư (CĐT), có những nơi, cư dân tranh chấp với cả Ban quản trị (BQT)… nhưng có một điểm chung, những tranh chấp trên đều kéo dài triền miên, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều cư dân.
Cách đây vài ngày, cư dân sống tại khu chung cư cao cấp Saigon Pearl (do Công ty TNHH Việt Nam Land SSG làm CĐT) đã phải cầu cứu tới các cơ quan chức năng vì có một đơn vị “lạ” vào khu vực chung cư để thi công ống nước. Theo lời kể của anh Giang, trưởng BQT tòa Topaz (thuộc Saigon Pearl), thì từ trước đến nay, BQT và CĐT đã xảy ra tranh chấp và từng khiếu nại lên chính quyền địa phương. Bức xúc trước việc làm từ phía CĐT, BQT tòa nhà Ruby (cũng thuộc Saigon Pearl) đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH Việt Nam Land SSG nộp 5 tỉ đồng quỹ bảo trì còn thiếu, nếu không sẽ ngừng cung cấp dịch vụ bơm nước khu này. “Có lẽ vì sợ bị cắt nước nên phía CĐT đã cho đơn vị này thi công ống nước để dự phòng”, anh Giang cho biết…xem thêm
Cấp sổ đỏ ngay cho người dân khi dự án xóa treo
Chiều 16-10, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TPHCM có buổi làm việc với một số Sở: Tài nguyên-Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch-Đầu tư… về tình hình sử dụng đất các dự án bị thu hồi, hủy bỏ quyết định đầu tư trên địa bàn TP theo Nghị quyết 16 của HĐND TPHCM.
Về giải quyết quyền lợi của người sử dụng đất trong dự án bị thu hồi theo nguyên tắc khi đã chấm dứt, hủy bỏ dự án phần diện tích mà chủ đầu tư chưa bồi thường, chưa nhận chuyển nhượng UBND TP giao cho quận, huyện rà soát pháp lý để cấp ngay giấy chủ quyền cho người dân cũng như cấp phép xây dựng khi người dân có yêu cầu và các quyền lợi khác theo quy định.
Về phía chủ đầu tư, phần đất đã nhận chuyển nhượng hoặc bồi thường vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư muốn đầu tư lại dự án trên phần đất đó phải thực hiện theo quy định hiện hành…xem thêm
Khởi công cầu vượt sông Hồng nhịp dài kỷ lục
Hôm nay (17/10), Bộ GTVT và các nhà đầu tư tiến hành khởi công xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình – Hà Nam theo hình thức hợp đồng BOT. Công trình nằm trên đường Vành đai V kết nối hai tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Cầu Giẽ – Ninh Bình, đồng thời là động lực để các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng phát triển kinh tế – xã hội.
Theo quyết định được phê duyệt của Bộ GTVT, Dự án xây dựng công trình cầu Thái Hà bao gồm phần cầu Thái Hà bắc qua sông Hồng và phần đường dẫn phía Thái Bình, Hà Nam với tổng chiều dài toàn tuyến là 5,5 km. Trong đó, điểm đầu của dự án kết nối vào tuyến nối hai cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ – Ninh Bình, thuộc địa phận xã Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Điểm cuối tuyến vượt sông Hồng, kết nối với tuyến phía Thái Bình thuộc địa phận xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Dự án do liên danh Công ty TNHH Tiến Đại Phát – Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân – Công ty CP Đầu tư và XNK Bình Minh là nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.