Hình minh họa
Khi “thượng đế” làm khó chủ đầu tư
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại các chung cư giữa chủ đầu tư (CĐT) với cư dân thường là do xung đột lợi ích giữa các bên liên quan tại chung cư. Nhiều cư dân khi chuyển đến sống ở chung cư đã “vỡ mộng” khi gặp phải những điều không mong đợi. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít cư dân tại một số chung cư có dấu hiệu “làm quá”, chưa tìm hiểu sự việc đã vội lên tiếng phản ứng…
Điển hình như câu chuyện tại chung cư Lê Thành (quận Bình Tân, TP.HCM) do Công ty Lê Thành làm chủ đầu tư. Theo đơn khiếu nại của các cư dân ở chung cư này, Công ty Lê Thành đã trì hoãn không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, không công khai việc thu chi phí quản lý chung cư, bịt lối đi thoát hiểm, thu tiền vé hồ bơi quá cao (30.000 đồng/vé)…
Tại nhiều chung cư khác ở TP.HCM, tình trạng tranh chấp còn xảy ra phổ biến hơn. Có những trường hợp CĐT chây ỳ và sai phạm như tại chung cư 584 Phú Thọ Hòa. Nhưng cũng có không ít trường hợp, chính một số khách hàng lại đặt CĐT vào thế khó. Thậm chí, bằng nhiều cách khách nhau như đưa những thông tin không tốt lên các phương tiện truyền thông để “hạ bệ” uy tín chủ đầu tư, buộc CĐT phải làm theo những đòi hỏi của mình…xem thêm
Hà Nội: Hoang mang vì thu phí làm sổ đỏ hơn 5 triệu đồng
Chủ đầu tư thông báo thu phí tiếp nhận, xử lý và hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ) với tổng chi phí 5,1 triệu đồng/bộ. Điều này khiến hàng ngàn hộ dân ở khu độ thị Đại Thanh (Thanh Trì – Hà Nội) băn khoăn, bức xúc và hoang mang.
Ngày 10-10-2014, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên – Chủ đầu tư dự án Khu đô thị Đại Thanh (Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội) đã có thông báo về việc thu phí làm sổ đỏ cho cư dân tại đây. Cụ thể, với tổng chi phí 5,1 triệu đồng/bộ hồ sơ, chủ đầu tư sẽ chi vào phí tiếp nhận hồ sơ, đo đạc thửa đất, căn hộ,… là 2,65 triệu đồng; phần còn lại 2,5 triệu đồng sẽ được chi vào chi phí hoàn thiện hồ sơ, in phôi sổ đỏ và trả kết quả. Đặc biệt trong các khoản trên còn có chi lương cho cán bộ làm hồ sơ, tiền xăng xe, điện thoại…xem thêm
BĐS Đồng Nai nhấp nhổm theo sân bay Long Thành
Chuyện về sân bay có quy mô lớn nhất cả nước này xưa nay tốn bao giấy mực của giới truyền thông và bàn tới, bàn lui rất nhiều phương án; trong khi đó, các nhà đầu tư trót bỏ tiền vào bất động sản (BĐS) khu vực quanh sân bay (quy hoạch) cũng lắm phen thấp thỏm.
Theo Bộ GTVT, quy mô đầu tư giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành có công suất 25 triệu khách/năm với tổng mức đầu tư khoảng 7,8 tỷ USD. Nguồn vốn phục vụ cho giai đoạn này sẽ bao gồm ngân sách nhà nước và huy động ngoài ngân sách.
Nếu đúng theo kế hoạch, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 (khai mạc 20/10 này), dự án sẽ tiếp tục được đem ra luận bàn và quyết định chủ trương đầu tư…xem thêm
Công viên 40ha biến thành núi rác
Trong khi Hà Nội đang thiếu những lá phổi xanh thì tại Cầu Giấy, 1 công viên có quy mô 40 ha đang bị bỏ hoang. Buốt ruột hơn khi nhìn cảnh nhiều năm nay, công viên này bị biến thành bãi đổ phế thải xây dựng…trước sự “vô cảm” của các cấp quản lý.
Công viên Cầu Giấy rộng 40 ha, tọa lạc tại khu đô thị Yên Hòa (Cầu Giấy), một phần tiếp giáp với đường Dương Quảng Hàm, đường Phạm Hùng thuộc quận Nam Từ Liêm. Cận kề đó là khu đất được quy hoạch làm trường học nằm tiếp giáp với đô thị Yên Hòa (Phường Yên Hòa, Cầu Giấy). Mặc dù hai dự án này đã được lập khoảng 5 năm nay nhưng không hiểu vì lý do gì dự án công viên Cầu Giấy vẫn chưa được thực hiện.
Theo quan sát của phóng viên, toàn bộ diện tích công viên, khu trường học này đang bị tận dụng làm nơi đổ phế thải xây dựng, nhiều đến mức rác chất đống thành 7 quả núi to, độ cao tương đương bằng tầng 5-6 của một tòa nhà. Kèm theo đó, một phần lớn diện tích đất công viên đã bị “sẻ thịt” thành nơi cư trú bất hợp pháp và địa điểm kinh doanh của nhiều hộ dân. Trong đó, nhiều hộ dân lấn chiếm, xây nhà bất hợp pháp và sinh sống nhiều năm trên khu đất thuộc công viên…xem thêm
Văn hóa chung cư – dở khóc, dở cười
Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu đô thị kiểu mới, văn hóa cộng đồng đô thị đang phải chịu nhiều tác động của sự xen lẫn các yếu tố mới – cũ. Đặc biệt, do người dân phải thích nghi dần với cách tổ chức đời sống kiểu mới, nên đã xảy ra rất nhiều câu chuyện về văn hóa chung cư.
Cư dân chung cư Bemes Hà Đông từng có lần hoảng loạn khi phát hiện khói bốc mù mịt từ ban công căn hộ tầng 12, sau khi mùi khét lẹt lan ra khắp khu nhà. Trong khi đó, chủ nhân của căn hộ lại không có ở nhà, cửa khóa, hàng xóm không biết rõ về nhau nên cũng chẳng ai biết số điện thoại của chủ nhà để liên hệ. Cuối cùng, Ban quản lý tòa nhà buộc phải gọi chính quyền đến để làm chứng, lập biên bản, phá khóa vào nhà để dập tắt đám cháy khi ấy đã lan rộng khắp lan can, bén cả vào đồ đạc trong nhà…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.