TS. Phạm Sỹ Liêm: “Dự án bất động sản cố tình không nộp thì Cục Thuế chịu à?”

. Nếu không, ngành thuế sẽ phải có chế tài cụ thể, thậm chí đơn cử như việc có thể lấy một ít căn hộ tịch thu hẳn hỏi của dự án để trả nợ thuế, chứ không để các doanh nghiệp, dự án cứ chây ì mãi thế được. Đã kinh doanh thì phải nộp thuế, nhưng theo tôi, các doanh nghiệp dự án bất động sản họ nợ thuế là do thị trường bất động sản rơi vào khó khăn trong vài năm qua. Tôi hỏi anh nhé, thế nếu các doanh nghiệp, dự án mãi cố tình không nộp thuế thì Chính phủ chịu à? Cục Thuế là đơn vị phụ trách việc này, anh có nghĩa vụ truy thu thuế, còn nếu không nữa thì có thể truy tố ra tòa án. Tuy nhiên, đến lúc mà có khả năng trả được nợ thì phải trả, nếu không thì ngành thuế cũng phải có chế tài để xử lý họ chứ không chỉ ngồi không nói suông được. Họ không chỉ nợ thuế mà họ còn nợ cả tiền vay ngân hàng không trả được… Đây là rủi ro trong kinh doanh chứ không phải do ý thức của họ cố trốn thuế, bởi trốn thế nào được

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ngành thuế nên ngay lập tức có những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp, dự án nợ thuế. 
Cục Thuế Hà Nội và TP.HCM vừa công bố danh sách hàng trăm doanh nghiệp, dự án bất động sản nợ đọng, chây ì thuế lên tới nhiều nghìn tỷ đồng. Ông có đánh giá gì về điều này?
Đã kinh doanh thì phải nộp thuế, nhưng theo tôi, các doanh nghiệp dự án bất động sản họ nợ thuế là do thị trường bất động sản rơi vào khó khăn trong vài năm qua.
Họ không chỉ nợ thuế mà họ còn nợ cả tiền vay ngân hàng không trả được… Đây là rủi ro trong kinh doanh chứ không phải do ý thức của họ cố trốn thuế, bởi trốn thế nào được.
Hiện nay nền kinh tế nói chung và cả thị trường bất động sản nói riêng cũng đã hồi phục đáng kể, do đó Cục Thuế của các địa phương mới thực hiện động thái nhắc nhở các nhà kinh doanh bất động sản rằng “Anh đang còn nợ thuế đấy, liệu mà trả”
Còn họ bán được căn hộ thì họ phải trả nợ cho ngân hàng đầu tiên, còn đối với thuế nếu còn có thể chậm được thì họ sẽ cố mà chậm.
Tuy nhiên, đến lúc mà có khả năng trả được nợ thì phải trả, nếu không thì ngành thuế cũng phải có chế tài để xử lý họ chứ không chỉ ngồi không nói suông được.
Rất nhiều dự án bất động sản đã nợ thuế đất trong một thời gian khá dài, việc nợ đến hàng nghìn tỷ đồng như thế sẽ khiến ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng, thưa ông?
Đương nhiên là có ảnh hưởng. Tuy nhiên, phải hiểu là nền kinh tế rơi vào khó khăn thì không chỉ thuế của ngành bất động sản bị hụt mà nhiều ngành khác cũng vậy.
Bởi vì doanh nghiệp kinh doanh không được, nộp thuế chắc chắn sẽ phải giảm đi. Đó là điều bình thường, bởi thuế sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc thị trường lên xuống nữa.

Vingroup muốn đầu tư ga Đà Nẵng

Trước đó, thông tin một số tập đoàn tư nhân lớn, trong đó có Vingroup muốn đầu tư vào các dự án nhà ga đường sắt được Bộ trưởng Đinh La Thăng hé lộ tại một cuộc họp về xã hội hóa các dự án đường sắt hồi tháng 4. Khi đó, ông Thăng cho hay Đà Nẵng đã có quy hoạch và phương án di dời nhà ga ra khỏi trung tâm nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng hạ tầng trên nhà ga cũ là hợp lý và hài hòa.

Bộ trưởng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị có liên quan nghiên cứu lộ trình nhượng quyền khai thác. Cuối tháng trước, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã có tờ trình lên Chính phủ chủ trương di dời nhà ga này ra khỏi trung tâm.

Theo quy hoạch, nhà ga mới sẽ được xây dựng tại khu vực Hòa Minh thuộc quận Liên Chiểu, thay cho ga trung tâm tại phố Hải Phòng của quận Thanh Khê hiện hữu.

Tuy nhiên, góp ý cho vấn đề này, Cục Đường sắt Việt Nam cho hay dù vị trí mới phù hợp với quy hoạch giao thông thành phố song lại chưa thể hiện rõ hướng tuyến và quy mô công trình của đường sắt tốc độ cao nên cần làm rõ trong bước lập dự án.

Vingroup là một trong những cái tên đáng chú ý nhất khi Bộ Giao thông thực hiện thí điểm nhượng quyền khai thác các dự án hạ tầng. Tập đoàn từng đề nghị mua 80% cổ phần Nhà nước tại hai cảng biển lớn nhất nước là Sài Gòn và Hải Phòng.


Đối với các dự án bất động sản nợ thuế đất nhưng đã tiến hành huy động vốn thậm chí mở bán nhiều lần và bán hết toàn bộ căn hộ, khách hàng sẽ chịu rủi ro như thế nào thưa ông?
Dĩ nhiên, theo quy luật, nhà nước cũng phải có cái gì nắm trong tay để tránh việc các anh cứ kinh doanh, trốn thuế mãi… Cho nên, họ phải làm đầy đủ nghĩa vụ mới được hưởng quyền lợi chứ.
Còn đối với việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà, là nghĩa vụ của nhà kinh doanh bất động sản phải làm thay cho người mua.
Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam lại có một thực tế, việc không có sổ đỏ sẽ chỉ khiến khách hàng thiệt hại, nhà kinh doanh bất động sản lại chẳng thiệt hại gì.
Cho nên, theo tôi, Cục Thuế sau khi công bố cũng cần phải có những biện pháp tiếp theo.
Bây giờ công bố lên rồi thì giờ đến làm việc với từng dự án một như: anh bán như thế nào? Tiền bán nhà của dự án vào đâu? Tại sao lại không trả thuế…
Nếu không, ngành thuế sẽ phải có chế tài cụ thể, thậm chí đơn cử như việc có thể lấy một ít căn hộ tịch thu hẳn hỏi của dự án để trả nợ thuế, chứ không để các doanh nghiệp, dự án cứ chây ì mãi thế được. Điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của mình.
Trong danh mục dự án bất động sản nợ thuế đất vừa được công bố, có nhiều dự án đã bán hết căn hộ, thậm chí sắp bàn giao hoàn thiện, người mua đã mất khoảng 2 – 3 năm đổ hàng tỷ đồng vào đó để mua nhà. Không lẽ, nếu các dư án vẫn chây ì nợ thuế tiếp thì người mua tiếp tục phải chờ đợi và chịu thiệt hại, thưa ông?
Tôi hỏi anh nhé, thế nếu các doanh nghiệp, dự án mãi cố tình không nộp thuế thì Chính phủ chịu à? Cục Thuế là đơn vị phụ trách việc này, anh có nghĩa vụ truy thu thuế, còn nếu không nữa thì có thể truy tố ra tòa án.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm quản lý trực tiếp tại Bộ Xây dựng, ông có lời khuyên gì với người mua trước khi tiến hành 1 giao dịch mua bán?
Theo tôi, dự án xây xong rồi, có sổ đỏ tôi mới mua và trả tiền. Mà lúc mua, tôi lấy ví dụ khi mua tôi chỉ trả khoảng 70% tổng giá trị căn hộ thôi, khi nào chủ đầu tư giao sổ đỏ thì mới thanh toán tiếp.
Bắt người bán cũng phải chịu thiệt hại khi không có sổ đỏ, còn nếu không làm được việc đó sẽ rất dễ xảy ra tình trạng hiện nay người bán thì chẳng có thiệt hại gì chỉ có anh mua là thiệt hại lớn.
Với lại, có một điều đáng chú ý, người mua nhà ở Việt Nam, bỏ cả tỷ đồng lớn như thế ra để mua căn nhà mà cứ cho là mình là người am hiểu hết mọi thông tin, sự việc có liên quan để đi tìm hiểu mua thì không ổn.
Các thủ tục, cơ sở pháp lý của một giao dịch mua bán bất động sản cũng tương đối phức tạp, do đó nên thuê luật sư đi tìm hiểu cho mình, bảo vệ quyền lợi cho mình… đằng này hầu như cũng chẳng ai chịu làm.
Tôi thấy đa số người mua nhà ở Việt Nam không nhờ luật sự can thiệp giúp, họ tự mua theo ý thích cá nhân của họ.
Trong khi đó ở nước ngoài, đối với việc mua bán những tài sản có giá trị lớn thì xung quanh họ lúc nào cũng kè kè vài luật sư để hỗ trợ cho họ.
Xin cảm ơn ông!
VŨ MINH

Trả lời

0913.756.339