TP.HCM: 10 năm dân không được tái định cư

Khu vực bố trí tái định cư chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhưng UBND quận 9 đã ra thông báo đề nghị giao đất khiến người dân bức xúc. Sau 10 năm, tiền đã nộp lại cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Phong Phú, nhưng thứ mà người dân nhận được vẫn chỉ là những mảnh giấy ghi mã số nền đất, nhưng nền cụ thể ở đâu thì chẳng ai biết. Trong khi đó, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện việc này thì viện nhiều lý do để không giải quyết. Một nửa số nền đất đã giao trên giấy chưa thực hiện cắm mốc trên thực địa và cũng không làm giấy chủ quyền cho dân. Vì sao lại có chuyện này?.

Khu vực bố trí tái định cư chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhưng UBND quận 9 đã ra thông báo đề nghị giao đất khiến người dân bức xúc. Ảnh: Người lao động
 
Trong khi đó, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện việc này thì viện nhiều lý do để không giải quyết. Vì sao lại có chuyện này?
 
Khu tái định cư dành cho hàng trăm hộ dân tại huyện Bình Chánh chỉ là một bãi cỏ với vài căn nhà thưa thớt. Sau 10 năm , tiền đã nộp lại cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Phong Phú, nhưng thứ mà người dân nhận được vẫn chỉ là những mảnh giấy ghi mã số nền đất, nhưng nền cụ thể ở đâu thì chẳng ai biết.
 
Nguyễn Thị Ngọc Bích, người dân khu tái định cư cho biết: “10 năm nay cũng không cấp gì hết, chỉ cầm miếng giấy đó thôi tới nay là 10 năm rồi”.
 
Để xây dựng Khu công nghiệp sạch rộng 100ha, hơn 400 hộ dân đã bị giải tỏa, trong đó một nửa bị giải tỏa trắng, nhiều người đang phải đi thuê nhà để ở.
 
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, người dân khu tái định cư cho biết: “Mười mấy năm nay rồi, có mã nền mà không biết nền nằm ở đâu”.
 
173 hộ dân đủ tiêu chuẩn tái định cư đã nhiều lần kéo nhau tới Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Phong Phú yêu cầu giải quyết nhưng không có kết quả.
 
Theo chính quyền huyện Bình Chánh, chủ đầu tư khu tái định cư này là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh – BCCI, đơn vị này có trách nhiệm phải giao 430 nền tái định cư cho Công ty Cổ phần khu Công nghiệp Phong Phú để bàn giao cho các hộ dân, thế nhưng đến nay BCCI vẫn nợ 207 nền đất chưa giao. Một nửa số nền đất đã giao trên giấy chưa thực hiện cắm mốc trên thực địa và cũng không làm giấy chủ quyền cho dân.
 
Ông Nguyễn Hoàng Đông, Trưởng phòng đầu tư, Công ty CP Công nghiệp Phong Phú cho rằng: “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc về Công ty CP ĐTXD Bình Chánh, công ty nói vậy và không cắm mốc, không làm giấy cho dân thì bản thân UBND huyện Bình Chánh, BQL Khu Nam, Sở Xây dựng tới giờ phút này cũng chịu”.
 
Trước sự đùn đẩy trách nhiệm của hai chủ đầu tư, chính quyền huyện cũng không thể làm gì ngoài việc kiến nghị.
 
Ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh nói: “Trong tháng 3, chúng tôi sẽ làm vệc lại với các nhà đầu tư này và có báo cáo kiến nghị Thành phố chứ không thể tình trạng này kéo dài lâu thêm nữa”.
Nhóm PV (VTV)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.


Đất ven cầu Nhật Tân: Giá liên tục nhảy múa

Khu đất đấu giá này được nhà đầu tư mua cao hơn gấp 2 lần giá khởi điểm, các lô đất khác tiếp tục được bán ra với giá cao hơn mức khởi điểm từ 4 – 5 triệu/m2
Từng là một trong những tâm điểm của cơn sốt bất động sản giai đoạn 2007 – 2010 ở …


0913.756.339