Có những căn nhà mà cả tháng, thậm chí cả năm không có khách hỏi mua, mặc dù đã tìm đủ mọi chiêu trò, giới cò đất chỉ còn cách giải thích là bị ma ám.
Là một trong những nhân viên môi giới kỳ cựu của một sàn BĐS tại Trung Hòa Nhân Chính, anh Nam từng được mệnh danh là một trong những “sát thủ” bởi căn hộ nào vào tay anh cũng có khách mua. Tại dự án của chủ đầu tư, nơi Nam đang làm, anh từng giữ vị trí quán quân trong nhiều đợt mở bán của sàn.
Kinh nghiệm đầy mình là vậy nhưng giờ đây, dường như vận đỏ đã bỏ anh. Dự án còn hơn chục căn hộ nhưng cả tháng nay không có khách hỏi mua, đến gần năm nay chỉ vài giao dịch thành công. Đến người giỏi như anh Nam còn phải bó tay, huống chi những nhân viên mới vào làm, hăm hở thời gian đầu rồi nản, rời bỏ cuộc chơi.
Không ít căn hộ khó bán khiến cò đất phải ngao ngán.
Đánh giá chung, những căn này thuộc diện xấu, như diện tích lớn hay hướng không đẹp. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã quảng cáo rầm rộ, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, vậy mà vẫn không đẩy đi được.
Anh Nam cho hay: “Khách tới mua hết chê kiểu này thì lại lấy lý do kia để từ chối. Theo mình nghĩ, hiện các dự án xung quanh có mức giá hấp dẫn, nhiều tiện ích hơn, cũng bằng đấy tiền nên khách họ không thích là phải”.
Người không quan tâm tới số vận như anh Nam thì trả lời khách quan như vậy, nhưng không ít nhân viên trong sàn cho rằng đây là những căn hộ có vấn đề.
Chị Thủy, một nhân viên môi giới cùng sàn với anh Nam, kể: “Chẳng hiểu sao cứ khách tới xem là ra đi không bao giờ trở lại. Gần đây nhất là một bà khách ở Tây Sơn, cũng rất hăm hở nhưng tới khi xem nhà, bà lại không vừa lòng. Cứ thế, căn hộ để không cả năm nay”.
Sài Gòn sốt bất động sản mini
Khảo sát của PV, các loại hình bất động sản diện tích nhỏ, giá mềm dù chỉ tung ra thị trường số lượng sản phẩm khá ít, pháp lý còn hạn chế nhưng luôn hút khách.
Đầu năm 2015, tại quận 9, 12, Thủ Đức, Nhà Bè rộ lên mô hình nhà phố giá từ 750 triệu đến hơn một tỷ đồng một căn.
Theo ước tính, mỗi căn hộ giá khoảng 3 tỷ đồng. Chỉ cần tồn kho chục căn, chủ đầu tư đã mắc kẹt trên 30 tỷ đồng. Số tiền này là rất lớn đối với các chủ đầu tư trong thời điểm hiện nay, bởi ế căn nào là phát sinh hàng loạt chi phí khác như bảo trì hay quảng cáo bán hàng . Dù hoa hồng cho nhân viên cao, đã chiết khấu cho khách hàng nhưng vẫn chưa thể giải quyết hàng tồn kho.
Tương tự, tại một dự án bất động sản ở Hà Đông cũng vậy. Chủ đầu tư đau đầu khi hơn 500 căn đã bán hết cho khách hàng thì vẫn còn 20 căn mắc kẹt. Liên tiếp các chương trình bán hàng ưu đãi được tung ra nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Theo đại diện của chủ đầu tư, nếu thời gian tới không có khách mua, họ buộc lòng phải cho thuê để bù lại một phần chi phí.
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi giới, anh Duy, một nhân viên sàn ở Linh Đàm, cho hay, các căn hộ khi bắt đầu mở bán bao giờ cũng rất đông khách, sau đó giảm dần và khi giao nhà xong là thời điểm rất khó bán với các căn hộ tồn đọng. Bên ngoài, người mua nhà đua nhau cắt lỗ hoặc hoa hồng môi giới cao hơn chủ đầu tư thì chắc chắn, hàng của dự án dù mới tinh chưa vào hợp đồng cũng không thể hấp dẫn bằng.
Anh Duy cho hay, hiện anh đang bán hàng cho dự án ở quận Thanh Xuân nhưng cũng đang chững lại, lượng khách hỏi mua rất ít.
Với những căn hộ tồn kho này, giới địa ốc đồn thổi thông tin không ít nhân viên môi giới hay doanh nghiệp đi tìm thầy để giải vía, cầu may. Một nhân viên bán hàng ở Hà Đông kể, cách đây không lâu, anh đã phải tìm tới thầy để xem phong thủy lý do vì sao ngôi nhà biệt thự của dự án không có người hỏi mua.
Sau khi thầy tới tận hiện trường để xem, anh phải bỏ ra một khoản tiền để cúng giải vía. Ấy vậy, không lâu sau có người mua thật. Từ đó với mỗi dự án khó, anh lại tìm tới thầy để nhờ tư vấn.
Hay mới đây, để thuận buồm xuôi gió trước khi mở bán, chủ đầu tư một dự án tại Hà Đông cũng bí mật làm lễ linh đình trong khuôn viên dự án.
Rõ ràng, trong cuộc đua giữa các chủ đầu tư hiện nay. ngoài xây dựng dự án họ còn phải tính tới vấn đề cầu may. Bởi, dự án không bán được ngày nào, chủ đầu tư còn phấp phỏng mất ngủ ngày đó. Áp lực đè lên các doanh nghiệp BĐS là rất lớn, nhất là khi nguồn cung tăng mạnh, và họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như doanh thu hay nợ thuế và cả tâm lý.
Theo VietnamNet