Mua nhà, bấm bụng “nhả” tiền chênh

Khi được hỏi, nếu người mua muốn thỏa thuận để giảm giá BĐS thì việc này có thực hiện được hay không, nhân viên này cho biết, trong trường hợp khách hàng thực sự quan tâm và muốn mua qua sàn thì phần giá chênh lệch có thể được sàn và khách hàng thỏa thuận, tuy nhiên giá ghi trong hợp đồng vẫn là giá của chủ đầu tư đưa ra. Để mua được một căn hộ chung cư tại tòa nhà CT1 thuộc dự án Khu đô thị Trung Văn (Hà Nội) của chủ đầu tư Vinaconex 3, chị T. N (Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã phải chấp nhận trả thêm 2,5 triệu đồng/m2 “Giá gốc của chủ đầu tư đưa ra và kí kết trên giấy tờ là 21 triệu đồng/m2 nhưng khách hàng như chúng tôi không bao giờ mua được với giá đó. Anh Chinh, một nhân viên sàn BĐS HUV …

Chênh ở nhiều phân khúc
Để mua được một căn hộ chung cư tại tòa nhà CT1 thuộc dự án Khu đô thị Trung Văn (Hà Nội) của chủ đầu tư Vinaconex 3, chị T.N (Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã phải chấp nhận trả thêm 2,5 triệu đồng/m2: “Giá gốc của chủ đầu tư đưa ra và kí kết trên giấy tờ là 21 triệu đồng/m2 nhưng khách hàng như chúng tôi không bao giờ mua được với giá đó. Phân phối độc quyền của dự án này là sàn Phú Quý, sau đó họ bán lại cho các sàn khác. Tôi mua ở sàn VUD (Trung Hòa – Nhân Chính) với tiền chênh là 250 triệu đồng. Sau đó, chồng tôi mặc cả xuống còn 220 triệu đồng”.
Việc các sàn giao dịch thu thêm tiền chênh của người mua nhà rất khó kiểm soát.
Chị T.N kể tiếp: Sau khi đóng đủ tiền chênh, sàn giao dịch VUD mới kết nối cho chị N và chủ đầu tư dự án gặp nhau và kí hợp đồng với giá gốc. Chị N. rất bức xúc vì số tiền chênh mà chị đóng cho sàn hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. “Tôi rất lo nhưng sau khi tìm hiểu mới thấy ai mua nhà cũng chấp nhận rủi ro này. Nếu không đóng đủ tiền chênh thì không thể mua nhà được”, chị N nói.


Giá vàng rút khỏi đỉnh 7 tuần vì USD bứt phá

Giá vàng giao tháng Sáu giảm 8USD, tương đương 0,7% xuống còn 1.210,6USD/oz trên sàn Comex tại sở giao dịch New York Mercantile.
Sáng nay 7:00 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đứng tại 1.208,9USD/oz, giảm 5,1USD, tương đ…


Khảo sát trên thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội cho thấy, không chỉ có sự án CT1 Trung Văn mà hàng loạt dự án đang là tâm điểm của thị trường như: VP6 Linh Đàm, CT1 Resco Cổ Nhuế, CT1 Thành phố Giao Lưu… đã xuất hiện giá chênh. Đơn cử, Dự án 69 Triều Khúc, giá gốc là 18 triệu đồng/m2 nhưng giá bán đến tay người mua là 21 – 22 triệu đồng/m2.
Tại phân khúc căn hộ cao cấp, một số dự án cũng đã xuất hiện tiền chênh như dự án Discovery Complex đang được chào bán với giá 33 – 34,5 triệu đồng/m2 thay vì 29,5 triệu đồng/m2 giá gốc. Các dự án tại quận Cầu Giấy như: Mandarin Garden, Trung Yên Plaza… có giá chênh từ 200 – 600 triệu đồng/căn.
Khó kiểm soát
Các sàn giao dịch cũng thừa nhận việc người dân phải bỏ thêm khoản tiền “bên ngoài” hợp đồng thì mới mua được nhà. Tuy nhiên, họ khẳng định không có chuyện “bắt tay” các sàn BĐS để làm giá. Ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển BĐS EZ Việt Nam nói: “Giá bán nhà thế nào là do cung – cầu và thị trường quyết định chứ không thể do một hay một nhóm chủ đầu tư có thể tạo ra được một cơn sốt”.
Để làm rõ hơn về việc “nâng khống” giá BĐS, phóng viên đã tiếp cận với các môi giới viên của các sàn giao dịch để nắm được các “chiêu thức” kinh doanh tại sàn. Anh Chinh, một nhân viên sàn BĐS HUV (Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội) cho biết, giá niêm yết tại các sàn BĐS thường là giá của chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi người mua tham gia giao dịch và mua BĐS thành công thì phải trả một khoản chênh lệnh không được ghi trong hợp đồng. Khoản chênh lệnh do người mua và sàn BĐS thỏa thuận với nhau!!
Khi được hỏi, nếu người mua muốn thỏa thuận để giảm giá BĐS thì việc này có thực hiện được hay không, nhân viên này cho biết, trong trường hợp khách hàng thực sự quan tâm và muốn mua qua sàn thì phần giá chênh lệch có thể được sàn và khách hàng thỏa thuận, tuy nhiên giá ghi trong hợp đồng vẫn là giá của chủ đầu tư đưa ra. Như vậy người mua không có hy vọng được giảm giá nhà mà chỉ “được” giảm tiền chênh.
Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, sàn giao dịch có 2 cách để bán hàng: Một là “bán hộ” cho chủ đầu tư, tiền chênh sẽ chia hai bên. Hai là, sàn sẽ mua hẳn một số lượng căn hộ của chủ đầu tư rồi bán. Trong trường hợp này, giá BĐS sẽ do sàn quy định và tiền chênh sẽ thuộc về sàn. “Các sàn khác nhau sẽ cạnh tranh với nhau nên nếu giá bán của một sàn quá cao thì sẽ bị hụt khách ngay”, chị Nguyễn Thanh Mai, môi giới BĐS cho dự án HH1 Linh Đàm tiết lộ.
Như vậy, dù gọi theo cách nào thì thực tế, người mua nhà vẫn phải trả thêm một khoản tiền không hề nhỏ. Khoản tiền này là bao nhiêu, giao dịch thế nào rõ ràng rất khó kiểm soát bởi nó là thỏa thuận giữa người mua nhà và các sàn, nằm ngoài hợp đồng giao dịch. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy khoản tiền chênh này chiếm tỷ lệ quá lớn trên mức giá BĐS, vượt quá chi phí giao dịch của các sàn môi giới. Theo các chuyên gia BĐS, mặc dù sàn giao dịch nói không “bắt tay” với chủ đầu tư nhưng khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện tại, theo quy định, các giao dịch BĐS đều phải thông qua sàn, người mua nhà luôn ở thế bất lợi và đây chính là cơ hội để các sàn nâng tiền chênh thu lợi. Phóng viên Tin Tức sẽ trở lại vấn đề này sau khi ghi nhận ý kiến các chuyên gia về nguyên nhân mấu chốt cũng như giải pháp để hạn chế câu chuyện tiền chênh này.
Hoàng Dương – Nguyễn Lộc (Báo Tin Tức)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Để lại một bình luận

0913.756.339