M&A bất động sản: Chiến lược thời “nới room”

. Nhiều đại gia ngoại khác cũng tích cực tham gia cuộc chơi M&A BĐS hai NĐT Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã trả tổng chi phí phát triển dự án Flora Anh Đào khoảng 500 tỷ đồng để sở hữu từ tay Nam Long; tập đoàn Chow Tai Fook đến từ Hong Kong mua lại dự án Nam Hội An, hay Gamuda Land, một nhà phát triển bất động sản lớn của Malaysia hiện đang đầu tư dự án lớn là Gamuda City tại Hà Nội, cũng bạo chi tới 1. 400 tỷ đồng để mua Celadon City của Saomreal và Thành Thành Công…. Nhiều chuyên gia cho rằng tới đây, xu hướng “mua gom” với giao dịch tài sản đa dạng sẽ thịnh hành hơn khi các tổ chức, quỹ đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường VN – do thị trường vừa được mở cửa chấp thuận sở hữu cho người mua nước ngoài và Việt kiều – nên khả năng thu hút khách mua quốc tế sẽ lớn hơn

Nghị định 60/2015 (NĐ60) mà Chính phủ vừa ban hành được dự báo sẽ làm làn sóng này tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt khi hầu hết các DN đại chúng và niêm yết đang có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thương vụ tiêu biểu của 6 tháng đầu năm 2015 phải kể đến sự mạnh tay của Gaw Capital Parners, một Công ty BĐS tư nhân quốc tế có trụ sở tại Hồng Kông. Theo công bố của tổ chức, một quỹ mới mà Công ty quản lý đã mua lại một danh mục các dự án BĐS hiện tại ở VN từ Indochina Land Holdings 2 Ltd trong tháng 6/2015.
Đón đầu xu hướng giao dịch tài sản đa dạng
Danh mục đầu tư được mua có giá 106 triệu USD và bao gồm bốn dự án còn lại do Indochina Land Holdings 2 Ltd. nắm giữ ở thời điểm ban đầu. BĐS nằm trên khắp nước bao gồm Indochina Plaza ở Hà Nội, Hyatt Regency Đà Nẵng và hai dự án phát triển đất nữa ở Đà Nẵng và TP. HCM.
Đây có thể nói là đợt mua gom dự án lớn nhất của một quỹ đầu tư trong bán niên 2015 và đánh dấu bước đi quan trọng của một nhà đầu tư nước đầu đã tham gia đầu tư vào một dự án phát triển khu hỗn hợp, Empire City, tại TP. HCM thông qua Gateway Real Estate Fund III. Tuy nhiên, giao dịch mới này thể hiện sự xuất hiện lần đầu của các dịch vụ quản lý quỹ của Gaw Capital Partners tại thị trường VN.
Felix Lai – Giám đốc Đầu tư của Gaw Capital Partners cho biết “Đây là giao dịch mở màn có liên quan tới nhiều loại tài sản đa dạng tại nhiều thành phố và một cơ cấu vốn đổi mới — lần đầu tiên tại thị trường VN”.
Nhiều chuyên gia cho rằng tới đây, xu hướng “mua gom” với giao dịch tài sản đa dạng sẽ thịnh hành hơn khi các tổ chức, quỹ đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường VN – do thị trường vừa được mở cửa chấp thuận sở hữu cho người mua nước ngoài và Việt kiều – nên khả năng thu hút khách mua quốc tế sẽ lớn hơn.
Bà Dương Thùy Dung – Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn CBRE VN, cũng cho biết trong suốt thời gian qua, Công ty nhận được rất nhiều trao đổi, hỏi ý kiến về vấn đề cơ chế sở hữu khi mua nhà tại VN của người nước ngoài.

Bộ Giáo dục điều tra hacker làm lọt đề Ngoại ngữ lên mạng

Trong buổi họp báo sau môn thi cuối, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh cùng trả lời những câu hỏi của báo chí xung quanh kỳ thi THPT quốc gia.

– Những ngày qua rộ lên thông tin đề thi Ngoại ngữ bị lộ.


Vì lẽ đó Công ty đã in “guide book” – hướng dẫn và dự kiến sẽ tổ chức roadshow về vấn đề này để giới thiệu kĩ hơn về thị trường cũng như chính sách cho phép sở hữu nhà ở vừa có hiệu lực của VN, tại các thị trường phát triển. Khả năng các DN mua các tài sản đa dạng để đón đầu làn sóng bán hàng cho khách quốc tế ngay tại thị trường địa ốc VN sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Nội ngoại cùng mua bán
Ngoài giao dịch đáng chú ý kể trên, một loạt các cuộc thâu tóm, đổi chủ ở các tòa nhà cao ốc văn phòng đã diễn ra. Điển hình là sự dấn bước của nhà đầu tư quen thuộc trên thị trường M&A những năm gần đây – Tập đoàn Lotte Hàn Quốc – khi sở hữu Diamon Plaza với tỷ lệ mua tới 70%.
Nhiều đại gia ngoại khác cũng tích cực tham gia cuộc chơi M&A BĐS: hai NĐT Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã trả tổng chi phí phát triển dự án Flora Anh Đào khoảng 500 tỷ đồng để sở hữu từ tay Nam Long; tập đoàn Chow Tai Fook đến từ Hong Kong mua lại dự án Nam Hội An, hay Gamuda Land, một nhà phát triển bất động sản lớn của Malaysia hiện đang đầu tư dự án lớn là Gamuda City tại Hà Nội, cũng bạo chi tới 1.400 tỷ đồng để mua Celadon City của Saomreal và Thành Thành Công…
M&A giữa các DN trong nước với nhau cũng rất sôi động. Những hoạt động M&A của Novaland, nhà phát triển bất động sản hàng đầu ở TP. HCM hiện nay, đã và đang tiếp tục gia tăng lượng hàng mang thương hiệu đơn vị này với hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ. Hay Hưng Thịnh Corp, một chủ đầu tư mạnh và có tiếng về phân phối, cũng liên tục tung các dự án là các thành quả M&A của họ: Mở bán căn hộ Sky Center tại Tân Bình.
Dự án này có chủ đầu tư cũ là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước (Waseco) và Hưng Thịnh xuất hiện với vai trò hợp tác, trở thành nhà phát triển dự án. Tháng 4/2015, Hưng Thịnh tiếp giới thiệu và khai trương căn hộ mẫu Melody Residences tại Tân Phú, dự án trước đây do Công ty Cổ phần Đầu tư -Thương Mại -Dịch vụ Điện Lực (PIST) làm chủ đầu tư. 2 dự án mà Công ty đang dự kiến cho ra mắt, sẽ nằm tại khu Nam Sài Gòn và được mua lại từ Công ty Đức Khải.
Tương tự, Địa ốc An Gia cũng công bố đã mua được 2 dự án ở khu Nam TP. HCM, chuẩn bị phát triển căn hộ và bung hàng trong năm nay. Trước đó, An Gia đã thâu tóm block 2A-2B và block 5 dự án căn hộ phức hợp Lacasa của Vạn Phát Hưng trị giá hơn 250 tỷ đồng…
Có thể nói, sự sôi động trở lại của thị trường BĐS là một trong những nguyên nhân khiến các chủ đầu tư, các nhà đầu tư nội lẫn ngoại tiếp săn mua dự án. Những nhà đầu tư ôm hàng tồn kho lâu, thiếu vốn… cũng xem đây là cơ hội để vớt vát vốn lời, thoái vốn, tái cơ cấu danh mục đầu tư và có nguồn lực để rót cho các dự án mới, như trường hợp của Phát Đạt.
Muôn vàn nguyên nhân khiến thị trường M&A “chóng mặt” với các giao dịch chuyển nhượng dự án. Đây có thể sẽ một trong những động lực, nhưng cũng đồng thời là áp lực đối với thị trường địa ốc – đặc biệt ở phân khúc căn hộ để bán – trong tương lai.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Trả lời

0913.756.339