Khi golf thủ biết “chọn mặt gửi vàng”

. Trước nhu cầu chơi golf ngày càng cao, các sân golf thường mở giờ chơi (booking) từ 5 – 6 giờ sáng, tùy thời tiết, có nơi còn mở sân đến đêm để chiều theo nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, sân golf kiểu công cộng thì người ra vào ít được chú ý, ngoài hội viên thì khách vãng lai, khách du lịch cũng có thể đến sân. Đây là cơ hội cho các chủ sân tăng lợi nhuận, vì ngoài chi phí chơi golf thì họ còn có thể thu được rất nhiều khoản trong các dịch vụ và quà lưu niệm. Trên trang mạng xã hội, một tay golf phàn nàn “Dù phải đóng một loạt phí cao ngất ngưởng mỗi khi ra sân nhưng khi chứng kiến cảnh ồn ào của những người mới bắt đầu chơi golf và đoàn tùy tùng đi theo reo hò, cổ vũ như trong trận bóng đá thì rất muốn “buông gậy””. Vì thế, trước khi quyết định mua thẻ, các golf thủ phải cân nhắc, bởi ngoài giải trí, vận động và thể hiện đam mê thì các hội viên còn có mục đích đầu tư nên phải biết lựa chọn sân thế nào để tránh gặp rủi ro, bất lợi

Để đáp ứng được nhu cầu đó, nhiều sân golf đã mở cửa không chỉ đón hội viên mà còn cả khách vãng lai, khách du lịch từ sáng sớm đến tận khuya.
Số lượng người chơi đông đảo như thế có thể là cú hích cho sự phát triển của môn golf, đồng thời mặt trái của nó là mang đến sự phiền toái cho những golf thủ muốn thực sự trải nghiệm riêng tư với môn thể thao đẳng cấp này.
Khi nhiều sân golf quá tải…

Ông trùm sầu riêng lãi bạc tỷ mỗi năm

Cuối cùng người nông dân đành bàn với vợ đem bán chiếc nhẫn kỷ niệm ngày cưới được 400.000 đồng để mua hết cây giống sầu riêng về trồng.


Trước nhu cầu chơi golf ngày càng cao, các sân golf thường mở giờ chơi (booking) từ 5 – 6 giờ sáng, tùy thời tiết, có nơi còn mở sân đến đêm để chiều theo nhu cầu của khách.
Theo người quản lý một sân golf ở phía đông Sài Gòn, vào các tối thứ Ba đến thứ Bảy, ở đây có khoảng 80 golf thủ đăng ký đánh đêm, thường bắt đầu từ 3 giờ chiều. Còn bình thường mỗi ngày, nơi này đón khoảng 200 golf thủ, có ngày cuối tuần tiếp từ 300 – 400 người, họ chơi suốt từ sáng đến khuya.
Xuất phát từ lý do kinh tế, các sân golf cũng dễ dãi hơn trong việc đón khách. Ngoài những hội viên thì khách vãng lai và các đoàn khách du lịch cũng được chào đón nhiệt tình. Đây là cơ hội cho các chủ sân tăng lợi nhuận, vì ngoài chi phí chơi golf thì họ còn có thể thu được rất nhiều khoản trong các dịch vụ và quà lưu niệm.
Việc đón khách đại trà như thế cũng khiến cho dịch vụ ở nhiều sân golf bị quá tải, sự tôn nghiêm và lịch lãm vốn được xem là nơi dành cho các hội viên thường xuyên bỗng trở nên bị xáo trộn.
Trên trang mạng xã hội, một tay golf phàn nàn: “Dù phải đóng một loạt phí cao ngất ngưởng mỗi khi ra sân nhưng khi chứng kiến cảnh ồn ào của những người mới bắt đầu chơi golf và đoàn tùy tùng đi theo reo hò, cổ vũ như trong trận bóng đá thì rất muốn “buông gậy””.
Một golf thủ khác bức xúc: “Tôi là người rất đam mê golf nhưng quỹ thời gian quá eo hẹp nên chỉ có thể ra sân vào ngày cuối tuần. Tuy nhiên dạo gần đây, việc đặt chỗ trên sân rất khó do hầu như không còn chỗ trống vì sân đã nhận các nhóm khách du lịch và khách vãng lai”.
Trong một chừng mực nhất định, có thể thấy quyền lợi của hội viên đã bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi quyết định mua thẻ, các golf thủ phải cân nhắc, bởi ngoài giải trí, vận động và thể hiện đam mê thì các hội viên còn có mục đích đầu tư nên phải biết lựa chọn sân thế nào để tránh gặp rủi ro, bất lợi.
“Chọn mặt gửi vàng”
Để sở hữu chiếc thẻ hội viên trên thị trường hiện nay, người chơi golf phải trả một mức phí gia nhập ban đầu rất cao và mỗi năm phải trả phí thường niên và một số chi phí khác khi đến sân.
Phí chơi golf (green fee) hiện được chia làm ba mức. Đối với hội viên (công ty hoặc cá nhân) mức phí được ưu đãi nhất, còn khách mời của hội viên (member’s guest) phải trả giá cao hơn và phí cao nhất được áp dụng cho khách vãng lai (visitor).
Ngoài ra, còn có phí xe điện, tiền típ phục vụ… Phí chơi golf cuối tuần hoặc ngày lễ thường gấp đôi các ngày khác trong tuần.
Như vậy có nghĩa là, môn thể thao golf rất tốn kém nếu không muốn nói là thử thách túi tiền của người chơi. Vì thế, golf thủ trước khi mua thẻ cần tìm hiểu về nguồn gốc và các điều kiện pháp lý liên quan đến đất của sân mà mình tham gia.
Chẳng hạn như hiện nay, một số sân chỉ thuê đất và phải thanh toán tiền đất hằng năm nên nếu giá đất tăng thì tất nhiên các loại phí của sân sẽ tăng theo. Có sân thì việc bán thẻ golf dài hạn sẽ không được xem là hợp pháp, vì xuất phát từ nguồn gốc đất, khi Nhà nước cần, chủ đầu tư phải trả đất không bồi thường.
Bên cạnh đó, sân golf kiểu công cộng thì người ra vào ít được chú ý, ngoài hội viên thì khách vãng lai, khách du lịch cũng có thể đến sân. Khi các sân tập trung quá nhiều vào lợi nhuận, nhận đặt chỗ vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ và hạ tầng cơ sở thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bảo trì sân cỏ. Cỏ mọc không kịp, sân hỏng do số lượng người chơi quá nhiều, chất lượng sân kém ảnh hưởng đến cuộc chơi. Đó là chưa nói đến dịch vụ tại Hội quán câu lạc bộ (club house) cũng có chiều hướng giảm theo.
Vì thế, các golf thủ phải biết “chọn mặt gửi vàng” để vừa được thỏa đam mê chinh phục, trải nghiệm với golf, đồng thời cũng phải sinh lợi cho khoản đầu tư mua thẻ của mình.
Một trong các hướng đảm bảo cho điều đó là mua thẻ của các sân Private (chỉ phục vụ hội viên), nơi rất đảm bảo quyền lợi của hội viên và có mức tăng giá bán thẻ hội viên hằng năm.
Ngoài ra, nếu chọn được sân đã trả tiền thuê đất một lần cho 50 năm thì quá tuyệt vời cho hội viên vì sẽ không có tình trạng thanh toán phí bảo trì sân hằng năm và các phí liên quan tăng liên tục.

Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn

0913.756.339