Giao dịch tăng vọt
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, chỉ 7 tháng đầu năm 2015, thị trường Hà Nội và TP.HCM đã có gần 25.000 giao dịch thành công; trong khi năm 2014 chỉ đạt khoảng 22.000 giao dịch. Lượng hàng tồn kho đã giảm một nửa so với trước, hiện chỉ còn xấp xỉ 60.000 tỷ đồng trong khi trước đây là 13.000 tỷ.
Còn thống kê của Muabannhadat cho thấy, thị trường BĐS tháng 7 chứng kiến sự sôi động ở cả loại hình nhà phố, căn hộ và đất bán. Theo đó, nhu cầu về mảng nhà phố tăng 65%, từ 1.873 điểm lên 3.097 điểm; nhu cầu về mảng căn hộ tăng 148%, từ 517 điểm lên 1.281 điểm và nhu cầu loại hình đất bán tăng 413 điểm so với tháng 6, tương đương 49%.
Thị trường BĐS tháng n sự sôi động ở cả loại hình nhà phố, căn hộ và đất bán. Theo đó, nhu cầu về mảng nhà phố tăng 65% từ 1.873 điểm lên 3.097 điểm; nhu cầu về mảng căn hộ tăng 148% từ 517 điểm lên 1.281 điểm và nhu cầu loại hình đất bán tăng 413 điểm so với tháng 6, tương đương 49%.
Lượng căn hộ mở bán thời gian qua tăng mạnh.
Dự án chết: “Miếng bánh ngon” cho cuộc chiến M&A tại TP. HCM
Các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư ngoại đều đẩy nhanh tốc độ thâu tóm của mình.
M&A bất động sản ngày càng gay cấn
Khởi đầu các thương vụ M&A trong năm 2015 đó là việc Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã thâu tóm 70% cổ phần của tòa nhà Diamond Plaza.
Ông Tô Chí Công, TGĐ Sàn giao dịch bất động sản Châu Á, cho biết, nhu cầu mua căn hộ hiện tăng trên mọi phân khúc, nguồn cung tăng mạnh trong thời gian qua nhưng sự quan tâm của khách hàng vẫn không hề giảm sút. Nhu cầu lớn nhất vẫn thuộc phân khúc trung bình với các căn hộ có giá bán dưới 2 tỷ đồng.
Khảo sát thực tế cho thấy, các dự án căn hộ được quan tâm nhiều trên địa bàn TP.HCM tháng 7 bao gồm dự án căn hộ La Astoria, Gateway Thảo Điền, Vista Verde (đều thuộc quận 2), An gia Star (quận Bình Tân), An Gia Riverside (quận 7).
Tại thị trường Hà Nội, top 5 quận dẫn đầu về nhu cầu nhà phố trực tuyến không thay đổi so với tháng trước, tiếp tục dẫn đầu là quận Đống Đa và theo sau lấn lượt là Cấu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình và Hoàng Mai. Trong khi đó, Hoàng Mai thay thế Hà Đông trở thành top 5 quận có nguồn cung nhà phố cao nhất trong tháng 7.
Về mảng căn hộ, cũng như TP.HCM, Hà Nội không có sự thay đổi nhiều về nhu cầu và nguồn cung trong danh sách top 5 quận dẫn đầu. Quận Hoàng Mai tiếp tục dẫn đầu cả về nguồn cung và nhu cầu căn hộ trực tuyến và quận Nam Từ Liêm thay thế quận Cầu Giấy trong danh sách top 5 quận có nhu cầu căn hộ cao nhất trong tháng 7/2015.
Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hà Nội, công ty Savills Việt Nam, cho biết, quận Hoàng Mai tiếp tục có số căn hộ để bán cao nhất với hơn 1.800 căn, chiếm 39% thị phần và tỷ lệ hấp thụ đạt 49% nhờ hoạt động tốt của Hạng C vẫn được duy trì. Tiếp theo là quận Hai Bà Trưng và Hà Đông với số lượng căn hộ bán được lần lượt là hơn 850 và 500 căn.
Liệu có dư thừa?
Kể từ đầu năm 2015, thị trường Hà Nội ít có các dự án mới được triển khai. Thay vào đó, rất nhiều dự án cũ được thay tên đổi chủ và tái khởi động trở lại. Những dự án này hầu hết đều thuộc phân khúc trung hoặc cao cấp, tập trung chủ yếu tại các quận như Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân như Parkview Resident, Discovery Complex, Trang An Complex, Sun Square, Goldmark City, New Horizon, The Capital Garden, dự án Nghĩa Đô,…
Ông Marc Townsend, chuyên gia đối tác của Muabannhadat, cho rằng nguồn cung vẫn trong xu hướng tăng từ cuối năm ngoái tới nay, ăn theo đà khởi sắc trở lại của toàn thị trường bất động sản.
“Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu có dư cung, nhất là mảng căn hộ, hay không? Câu hỏi này không thừa song hiện tại, nỗi lo ấy chưa đáng kể. Các chủ đầu tư bất động sản vẫn đang tận hưởng những ngày tháng bán hàng khởi sắc. Họ hài lòng cả về số lượng bán ra lẫn giá bán hiện tại”, ông Marc Townsend nhận định.
“Trong ngắn hạn, chưa thấy nguy cơ dư cung căn hộ và rộng hơn là nguy cơ bong bóng bất động sản như một số người gần đây lo ngại”, chuyên gia này cho biết thêm.
Lãnh đạo Hiệp hội BĐS khuyến cáo: “Doanh nghiệp BĐS phải nhìn thị trường cũng như có chiến lược kinh doanh dài hạn, tránh lặp lại vết xe đổ khi thấy thị trường có chút khởi sắc lại tìm cách tăng giá lên, hưởng lợi nhuận thái quá thì sẽ tạo sự không tốt cho thị trường. Bên cạnh cơ chế chính sách điều hành của Chính phủ thì bản thân doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, có tầm nhìn xa hơn trong việc tham gia bình ổn thị trường và các doanh nghiệp lớn được hưởng lợi lâu dài”, ông Nguyễn Trần Nam nói.
Theo ông Nam, doanh nghiệp nên đưa giá nhà thích hợp, hấp dẫn để làm sao đưa được sản phẩm nhà ở đến tận tay người tiêu dùng, đến được đa số người dân có nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định chưa có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản trong năm 2015 và 2016. Bởi vì, nền kinh tế chỉ mới đang trên đà hồi phục, Chính phủ giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đang thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và linh hoạt.
Theo VietnamNet