Hình minh họa
Giao dịch nhà đất: “Chết chìm” vì… biển kiến thức
Vào mùa mua bán nhà đất, những ai đã “chấm” được căn hộ chung cư/thổ cư, đang sẵn sàng xuống tiền để kịp sửa sang, trang hoàng kịp trước Tết cổ truyền. Bên cạnh số ít đối tượng tin tưởng “phó thác” trọn gói công đoạn thanh toán, sang tên chủ sở hữu cho môi giới và văn phòng công chứng (kèm theo nhiều khoản phí), nhiều “Thượng đế” chỉ muốn tự thực hiện các thủ tục pháp lý để tiết kiệm.
Thời gian không được rút ngắn đáng kể, trong khi nguy cơ bị bên bán “đánh tháo”, lừa đảo lại nhân lên nhiều lần. Đó là thực trạng của nhiều người mua nhà đất hiện nay. Nắm cơ bản lý thuyết, nhưng thiếu thực tế kinh nghiệm thị trường, góp phần biến họ thành nạn nhân lúc nào không hay.
Trao đổi rất “tâm đầu ý hợp” với chủ nhà về giá cả, phương án sang tên, ông hạ quyết tâm đặt cọc 50 triệu đồng để làm tin. Tháng 3, hai bên đã thực hiện hợp đồng đặt cọc với sự làm chứng của bên thứ ba, là một sàn giao dịch BĐS đặt tại địa bàn.
Đến hẹn thanh toán nốt 1,5 tỷ đồng, người mua mang tiền tới gặp gia chủ nhưng không ngờ bên bán đã… bán xong mảnh đất từ vài tuần. Bức xúc, ông Quang định tố cáo chủ nhà lừa đảo ra cơ quan chức năng. May mắn, người mua đã được môi giới “đả thông”: hợp đồng đặt cọc hoàn toàn có thể bị phá vỡ. Theo nội dung hợp đồng ký kết, người mua được trả lại tiền đặt cọc…xem thêm
Dân không giao đất vì giá đền bù chưa bằng… một bát phở!
Cho rằng mức giá đền bù đất quá bèo và dự án có sự thiếu minh bạch trong triển khai, hơn 20 hộ dân tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội không đồng ý bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Dự án khu nhà ở Ao Trũng do chủ đầu tư đại diện là Công ty Cổ phần phát triển Tân Việt vì thế cũng chưa chưa thể khởi động mặc dù dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã hơn 4 năm nay.
Theo các hộ dân, mức giá mà UBND Phường Ngọc Lâm đưa ra là quá thấp khiến họ không thể chấp nhận được. Hơn nữa, một số hộ còn cho rằng phường đã xác định đất sai nguồn gốc, thiếu căn cứ.
“Chả có đất nào 35 ngàn đồng một mét cả. Đất của tôi là do ông cha cụ kị để lại, giá đó làm gì được một bát phở. Phở bây giờ cũng phải 50 ngàn, bát bún thì may ra được…”, bà Đặng Thị Luyến, một người dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án, nói…xem thêm
Nên cưỡng chế những trường hợp không trả trụ sở cũ
Di dời trụ sở các bộ, ngành T.Ư ra khỏi trung tâm TP Hà Nội là chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm giảm sức ép về dân số và giao thông cho nội đô. Thế nhưng, nhiều bộ, ngành mặc dù đã di dời, chuyển đến trụ sở mới khang trang, rộng rãi, vẫn “ôm” đất trụ sở cũ. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT xung quanh vấn đề này.
Việc di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi nội đô là cần thiết và hợp lý. Khi các bộ, ngành di dời, TP Hà Nội đã cấp đất cho các đơn vị này theo quy hoạch. Vì vậy, trụ sở cũ của các bộ, ngành cũng nên trả lại, để tránh tình trạng quy hoạch lộn xộn và nảy sinh hiện tượng tiêu cực. Việc sử dụng trụ sở cũ của các bộ, ngành để làm gì, phải phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, phụ thuộc vào quy định của pháp luật về tài chính đất đai.
Theo quan điểm của tôi, đối với các trụ sở cũ mà bộ, ngành không chịu trả khi đã di dời đến trụ sở mới, Nhà nước nên tiến hành cưỡng chế. Từ trước tới nay, dường như chúng ta mới sử dụng công cụ cưỡng chế đối với các hộ dân, trong khi rất ít sử dụng biện pháp này đối với các cơ quan, cán bộ…xem thêm
TP. HCM, vẫn ngổn ngang dự án “trùm mền”
Thị trường bất động sản TP. HCM thời gian qua được đánh giá đã có sự khởi sắc nhất định, song vẫn còn không ít dự án bị “trùm mền”, chủ đầu tư chưa tìm được đường ra.
Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản TP. HCM đã chứng kiến khá nhiều dự án triển khai xây dựng và chào bán ra thị trường với kết quả khá tốt. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, trên địa bàn hiện vẫn còn hàng trăm dự án căn hộ từ trung cấp đến cao cấp xây dựng dở dang đang nằm bất động.
Được khởi công xây dựng từ giữa năm 2010, Dự án Căn hộ Green House (phường Linh Tây, quận Thủ Đức) do CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Land) làm chủ đầu tư, sau khi xong phần móng và công bố mở bán vào đầu năm 2011 với kết quả bán hàng không tốt, đã ngưng hẳn việc thi công từ đó…xem thêm
Công trình cao cấp, 10 năm chưa xong
Vấn đề kiểm tra chất lượng xây dựng cần siết chặt ở từng khâu, kiểm tra đúng quy định theo khung chất lượng mà Bộ Xây dựng đưa ra. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng cơ sở hạ tầng kém, không hoàn thiện ở một số chung cư cao cấp hiện nay.
Bỏ ra hàng tỷ đồng để được sở hữu căn nhà P3-32 Khu dân cư Phi Long 5 (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), chủ hộ Nguyễn Văn Huy vẫn phải tự thuê người đến khoan giếng và dùng máy bơm hút nước lên sử dụng. Trao đổi với phóng viên TBNH, ông cho biết: Ban đầu nước còn có thể sử dụng được, nhưng về sau thì nước có mùi phèn nặng, xả nước ra có màu giống như gạch cua. Nhà ông Huy cùng nhiều hộ trong khu vực đã phải trang bị thêm hệ thống lắng lọc thì nước mới tạm thời sử dụng được. Nhưng chuyện nghẹt ống vì chất bẩn trong nước quá nhiều diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, nước ăn uống thì người dân vẫn phải mua bình đóng chai dùng hàng ngày…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.