Bất động sản 24h: Sau những cú lừa “kinh điển”, niềm tin có trở lại?

Hình minh họa

Lấy lại niềm tin “Thượng đế”?

Không lâu nữa, hệ thống chính sách quản lý và phát triển thị trường BĐS sẽ được cập nhật những quy định, chế tài mới dành cho các chủ thể tham gia trực tiếp, gián tiếp. So thời gian trước, trách nhiệm và nghĩa vụ của giới chủ đầu tư, đơn vị kinh doanh dịch vụ BĐS đang dần vào khuôn khổ. Về phía người mua nhà – khách hàng, nguy cơ từ việc mất tiền, chôn vốn khi tham gia giao dịch địa ốc mới chỉ được xử lý phần nào nhờ chính sách. Nhất là “độ trễ” về hiệu năng quản lý vẫn hiện hữu.

Quy định pháp luật cũng nêu, chủ đầu tư có trách nhiệm công khai thông tin liên quan như quy hoạch chi tiết, quy mô, tiến độ triển khai, thời gian hoàn công… trên phương tiện thông tin đại chúng.

Nhưng thực tế, tại nhiều dự án hút khách đặt tiền đăng ký mua, thông tin chi tiết về tiến độ (trọng yếu là đã xong móng hầm) cũng như năng lực tài chính “tự có” của DN ra sao đều rất khó tìm kiếm. Như trường hợp một dự án cao cấp gần sát hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa), chỉ cần “giơ” máy điện thoại để chụp một tấm ảnh phía trong công trường thi công từ khe hở hàng rào quây tôn, lập tức đội quân bảo vệ có mặt “xua đuổi”…xem thêm

Dự án địa ốc lại chênh giá hàng trăm triệu đồng

Trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại), phân khúc căn hộ trung – cao cấp có vị trí đắc địa tại TP HCM lẫn Hà Nội đều xuất hiện trở lại tình trạng tăng giá cục bộ, mua bán chênh lệch từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Theo khảo sát trong 2 tháng cuối năm 2014 và hơn nửa tháng 1/2015, tại khu Đông TP HCM, nhiều trường hợp mua bán nhà đất có giá chênh lệch (khoản tiền khách hàng thứ cấp sang tay không nằm trong hợp đồng) đã tái diễn. Tình trạng này cũng xảy ra tại khu Nam Sài Gòn, rơi vào các dự án trung – cao cấp có thương hiệu uy tín. Mức chênh giá thấp nhất 50 triệu đồng và nhiều nhất lên đến vài trăm triệu đồng một sản phẩm, tăng từ vài trăm nghìn đồng đến một triệu đồng mỗi m2.

Cụ thể, tại dự án Vinhomes, quận Bình Thạnh, các căn nhỏ một phòng ngủ tương đối hút hàng vì số lượng ít và giá thấp nhất so với phần còn lại trong dự án. Những nhà đầu tư gom loại hàng hiếm này đã sang tay lãi một triệu đồng mỗi m2 sau vài tuần giữ. Tuy nhiên, tình trạng mua bán chênh lệch không phổ biến đối với các căn hộ diện tích lớn trong dự án này…xem thêm

Luật Đầu tư 2014 – Nhà đầu tư hưởng lợi gì?

Luật Đầu tư 2014 được Quốc hội khóa XIII đã thông qua vào cuối tháng 11/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch hơn và khẳng định quyền tự do đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư đối với các ngành, nghề pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, vẫn luôn là câu hỏi hết sức thiết thực được đặt ra là nhà đầu tư được hưởng lợi gì từ Luật Đầu tư 2014? Chúng tôi ghi nhận một số qui định sau đây mà nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ Luật Đầu tư 2014…xem thêm

Nóng bỏng “cuộc chiến” 2%

Nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý quỹ bảo trì 2% tại các chung cư là vấn đề “nóng bỏng” vì số tiền quá lớn

Ngày 21-1, Sở Xây dựng TP HCM đã lấy ý kiến các quận, huyện, doanh nghiệp (DN) bất động sản và ban quản trị (BQT) một số chung cư trên địa bàn TP về dự thảo quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Ông Nguyễn Văn Đực, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng cần xem xét lại việc để BQT nắm quỹ bảo trì 2% vì BQT đã có quá nhiều quyền hành, trong đó có cả quyền chi tiền của tập thể. “Ông trưởng BQT bỏ ra hơn 1 tỉ đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng mua căn nhà nhưng được sở hữu mấy tỉ đồng quỹ bảo trì, có nơi lên đến hàng chục tỉ đồng, rất nguy hiểm! Buồn buồn, ổng bán nhà ôm quỹ đi luôn thì cư dân phải làm sao?” – ông Đực đặt vấn đề. Theo ông Đực, nhiều thành viên BQT không có trình độ chuyên môn nên quản lý chung cư không tốt, gây ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu của chủ đầu tư. Đại diện Công ty CP Xuất nhập khẩu Khánh Hội cũng tỏ ý không tin tưởng BQT. “Khi bầu BQT tại chung cư Khánh Hội 2 do chúng tôi làm chủ đầu tư, toàn những người mới học lớp 9, lớp 11… ứng cử còn những người có trình độ thì không quan tâm” – người này dẫn chứng. Ngược lại, đại diện Phòng Quản lý đô thị quận 10 cho rằng việc quản lý quỹ bảo trì 2% là vấn đề nóng bỏng vì số tiền quá lớn. “Ở một số chung cư trên địa bàn có hiện tượng chạy đua, thậm chí là vận động để được vào BQT” – vị đại diện thông tin…xem thêm

Rắc rối chuyện trổ cửa trong hẻm

Ðược cơ quan chức năng cho phép trổ cửa ra lối đi chung nhưng nhiều người vẫn gặp rắc rối vì bị hàng xóm phản ứng, cản trở. Thực tế này xảy ra ở TP.HCM nhưng luật pháp lại chưa có quy định cụ thể, dẫn tới những khiếu nại.

Lô đất 739/4 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.26, Q.Bình Thạnh) của ông Nguyễn Bá Phẩm vốn là một căn nhà rộng gần 700m2, mặt trước là cửa đi ra hẻm 739, mặt sau căn nhà tiếp giáp hẻm nhưng chủ nhà xây tường rào, không trổ cửa. Rắc rối xảy ra khi ông Phẩm xin phép tách lô đất lớn thành nhiều thửa nhỏ.

Tháng 6-2014, UBND Q.Bình Thạnh thông qua bản vẽ tách thửa của lô đất thành 13 lô đất nhỏ, một số thửa đất có lối đi ra hẻm 749 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khi ông Phẩm tháo dỡ tường rào giữa căn nhà cũ và hẻm 749 thì các hộ dân ở hẻm không đồng ý, làm đơn phản ảnh đến cơ quan chức năng…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Trả lời

0913.756.339