Bất động sản 24h: Mua căn hộ “nét”, nhà giàu cũng đuối sức

Hình minh họa

Chung cư cao cấp: Có tiền nhưng không dễ tìm mua

Trong số khách hàng tìm tới BĐS cao cấp, tỷ lệ người mua để ở thực sự đang gia tăng trông thấy. Tầm tiền 4 – 5 tỷ đồng, cần thay đổi không gian sống phù hợp hơn và sẵn sàng giao dịch khi gặp “hàng nét”, những “Thượng đế” đúng nghĩa này cũng gian nan chẳng kém người ít tiền.

“Bài toán” chọn dự án mục tiêu của khách hàng cao cấp cơ bản cho ra các “nghiệm” sau: MuberryLane (Hà Đông), Thăng Long Number One (Viglacera làm chủ đầu tư), Dolphin Plaza, Mandarin Garden, Royal City, Golden Land, Diamond Flower Tower (ngã tư Hoàng Đạo Thúy – Lê Văn Lương), Hòa Bình Green, Hapulico Complex…

Sơ sơ liệt kê như vậy, cũng đủ hàng cho người mua lựa chọn. Nhưng tìm hiểu chi tiết, để đi đến “chốt” hợp đồng hay đơn giản chỉ là đặt cọc căn hộ, những dự án nêu trên khó lòng “lấp đầy” đồng thời barem tiêu chuẩn của khách hàng mục tiêu.

Đơn cử: thiết kế độ cao trần nhà quá thấp (!), cơ cấu sắp xếp các phòng trong căn hộ thiếu hợp lý, mật độ hộ gia đình sử dụng thang máy quá lớn cũng như độ thiếu an toàn về thiết bị, các phòng ngủ không đồng đều ánh sáng…xem thêm

Nhà ở giá rẻ: cần nhưng không thể xây nóng

Lượng căn hộ giá rẻ bán ra trên thị trường vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế, tuy nhiên, Nhà nước và chủ đầu tư xây dựng lại chưa có giải pháp cụ thể.

Đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nêu ra trong hội thảo “Đón đầu cơ hội phục hồi thị trường bất động sản” do Tạp chí Đầu tư Bất động sản CafeLand phối hợp với CBRE tổ chức vào 21/10 vừa qua tại TP.HCM.

Ông băn khoăn: “Trong khi nhu cầu nhà ở giá rẻ hiện nay không dưới 4 đến 5 chục ngàn căn hộ, thì lượng căn hộ giá rẻ bán ra lại khá ít ỏi, vậy doanh nghiệp và Nhà nước cần phải làm gì để giải quyết tình trạng thiếu hụt trên?”

Trả lời câu hỏi này, bà Dương Thùy Dung, Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng nghiên cứu thị trường và tư vấn của CBRE cho biết thực tế, để chủ đầu tư tiếp tục giảm giá nhà là rất khó bởi cách đây 5-6 năm, giá đất họ mua vào để triển khai dự án đã là khá cao. Ngoài ra, còn chi phí xây dựng và thủ tục hành chính cũng khiến chủ đầu tư phải tốn nhiều chi phí…xem thêm

Sai phạm được dung túng, chủ đầu tư làm liều?

Có một chỗ an cư ổn định lâu dài là nhu cầu tất yếu mà ai cũng mong muốn. Người có thu nhập cao thì dễ, còn đối với người có thu nhập trung bình thì sự lựa chọn không nhiều. Với một số ưu điểm, trong đó nổi bật là giá rẻ, thì chung cư mini có khi là sự lựa chọn có vẻ hợp lý. Thế nhưng, thực tế lại không hẳn như vậy…

Không khó để có thể nhận biết dấu hiệu nhà chung cư (CC) mini vì “mọc” lên giữa khu dân cư là những ngôi nhà cao vọt với áo quần phơi tứ bề. Khác với các CC thương mại, CC mini thường xuất hiện trong các ngõ, ngách, tập trung nhiều nhất ở các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân… Chính vì ở trong nội đô, giá cả phù hợp với người lao động có mức thu nhập trung bình nên phần lớn CC mini xây đến đâu là có người đặt tiền mua đến đó.

Trong vai người đi tìm mua căn hộ CC mini, phóng viên Báo Hànộimới đã tiếp cận được với nhiều chủ công trình; đôi khi tiếp xúc với cả các “cò” là người bảo vệ cho tòa nhà (đồng thời cũng là người môi giới mua bán căn hộ)… Rất tự tin, ông chủ tên H. ở tòa nhà số 300 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) khẳng định: Căn hộ xây ở tầng sai phép sẽ tách được sổ hồng, nhưng phải làm đợt sau, khi chủ đầu tư đã làm xong các thủ tục nộp phạt để được tồn tại. Chủ đầu tư sẽ hỗ trợ người mua nhà 10 triệu đồng để tách sổ. Để được xây sai phép thì phải “bôi trơn”…xem thêm

Nỗi lo nhà thu nhập thấp ngày càng xuống cấp

Nhắc đến cụm từ “nhà tái định cư”, nhiều người thường nghĩ đến cảnh chất lượng nhà xuống cấp, đời sống sinh hoạt không bảo đảm. Nhưng hiện nay, những vấn đề này lại xuất hiện tại một số dự án nhà thu nhập thấp, khiến nhiều người lâm vào cảnh “mừng hụt”, vừa mất tiền, vừa đối mặt nguy cơ chất lượng nhà xuống cấp.

Nhếch nhác Tại khu nhà ở xã hội phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội), hàng loạt các quầy, sạp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tự phát được người dân dựng cột, căng bạt và trưng bày sản phẩm. Kế đó không xa, bốn năm ô đất, mỗi ô rộng hàng nghìn m 2 đang được quây lô, bỏ hoang hoặc đang được đào bới khiến cát vữa rơi vãi đầy đường, gây nguy hiểm đối với các phương tiện qua lại. Không giấu được vẻ thất vọng, bác Trần Quốc Chung, trú tại tòa nhà CT5 bức xúc: Gia đình chuyển đến sinh sống được gần hai năm, chứng kiến không biết bao nhiêu thứ thay đổi. Từ lúc còn hoang sơ, nay lượng người đến ngày một đông. Sự gia tăng nhà cửa, dân số đồng nghĩa với sức ép do ô nhiễm môi trường, cảnh quan đô thị bị thu hẹp. Chỉ tay về phía các lều lán rách nát, lụp xụp đối diện tòa nhà CT5, CT6, bác Chung nhấn mạnh, các quầy hàng bán sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân là tốt, nhưng phải có sự quản lý bài bản, không thể để tự phát…xem thêm

Hà Nội: Hàng loạt huyện chậm trả đất dịch vụ do chồng lấn quy hoạch

Nhằm giảm thiểu tình trạng khiếu nại, ổn định cuộc sống cho người dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện lập kế hoạch và hoàn thành công tác giao đất dịch vụ (diện tích đất mà người bị thu hồi đất nông nghiệp được hưởng tương đương khoảng 10% diện tích bị thu hồi) ngay trong năm 2014.

Thế nhưng, cho đến nay, nhiều địa phương có nhu cầu đất dịch vụ lớn (như Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh) tiến độ giao đất dịch vụ vẫn còn chậm, thậm chí có huyện còn chưa giao được thửa đất nào cho người dân.

Tính đến hết quý II/2014, các quận, huyện mới trả nợ đất dịch vụ cho 18.052 hộ dân. Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn thấp, mới chỉ đạt gần 23% so với tổng nhu cầu…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Để lại một bình luận

0913.756.339