Bất động sản 24h: Mua bán dự án, khó là ở giá cả

Bán tháo bất động sản, đừng mong ‘hòa’ hay ‘phát’

Một nguyên nhân khiến các thương vụ M&A bất động sản thường rất kín tiếng là bởi trong quá trình thương thảo, bên mua và bên bán rất khó “gặp nhau” trong câu chuyện giá cả.

Bên bán thì tiếc của, tiếc công bỏ ra nên hay “lăn tăn” khi lỗ quá, còn bên có tiền đương nhiên giữ thế thượng phong trong bối cảnh thị trường trăm người mua, vạn người bán hiện tại.

Đầu tư không hiệu quả, ngâm vốn lâu và dự án có thể bị thu hồi là tình cảnh của rất nhiều chủ đầu tư đang có ý định bán tháo bất động sản. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, đơn vị đã chuyển nhượng Dự án Thái An 8x cho Hưng Thịnh Corp, cho biết: “Sức mình không làm được thì chuyển nhượng cho đối tác khác với giá mà cả hai bên cùng chấp nhận được…xem thêm

Đất phố cổ 162 triệu đồng/m2: Nhóm lợi ích quá lớn

Nghị định của Chính phủ có hiệu lực từ 29/12 quy định mức giá tối đa đối với đất tại các đô thị là 162 triệu đồng/m2. Đây cũng là mức giá tăng gấp đôi so với mức giá tối đa hiện hành (81 triệu đồng/m2, khu vực Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ).

Bảng giá đất do UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định mức giá đất ở khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ của quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất 162 triệu đồng/m2, bằng khung giá tối đa của Chính phủ quy định.

Mức giá đất quy định thấp cho thấy nhóm lợi ích hiện nay quá lớn. Chính nhóm lợi ích đang cản lại quá trình cải cách hệ thống thuế, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường nhận định. “Theo tôi khung giá tối đa ít nhất phải là 600 – 700 triệu đồng/m2. Thế nhưng giờ chúng ta mới “bò” lên được tới 162 triệu đồng/m2 trong khi giá thực cao hơn thế rất nhiều”…xem thêm

Ngân hàng – bất động sản – người mua nhà: “Chân vạc” và “bình thông nhau”

Trải qua gần 20 năm phát triển, thị trường nhà đất Việt Nam đã bắt đầu “chập chững” những bước đi đầu tiên sau rất nhiều vấp ngã. Thế kiềng 3 chân giữa doanh nghiệp – nhà băng – người mua nhà được hình thành, vận động theo gậy điều hướng chính sách vĩ mô. Lý thuyết là vậy, thực tế lại sinh động khó lường.

Từ 2011 – thời điểm bản lề chuyển thị trường từ “sốt nóng” sang “chết lâm sàng”, nhiều u nhọt trong hệ thống tài chính – bất động sản bị phanh phui sau hàng loạt hậu quả xấu giáng xuống nền kinh tế…xem thêm

Khu dân cư thành ruộng ngô, dân đua nhau bỏ chạy

20 năm trước, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) được quy hoạch trở thành thành phố công nghiệp. Đất huyện Nhơn Trạch trở nên “nóng sốt” với hơn 200 dự án các loại, trong đó có 75 dự án khu dân cư với gần 7.000 ha đất. Đến nay, hình hài thành phố mới Nhơn Trạch chưa thấy đâu, trong khi hàng loạt dự án dân cư dang dở đang trở nên hoang phế, nhiều dự án lần lượt bị thu hồi.

Đến nay, thành phố mới vẫn vắng như chùa bà Đanh, đa phần khu dân cư cấu thành khu đô thị vẫn đang trong tình trạng “treo”. Những con đường thênh thang ở Nhơn Trạch dài hun hút, nhưng hai bên vẫn chỉ là rừng tràm, rừng sắn bạt ngàn. Khu dân cư Phước An, Long Tân hơn 10 năm qua vẫn là một khu vực tách biệt…xem thêm

TP.HCM: Thành lập Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3

UBND Thành phố vừa quyết định thành lập Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 tại huyện Bình Chánh với diện tích khoảng 231ha.

Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG làm chủ đầu tư có tổng vốn hơn 1.200 tỷ đồng. Thời gian xây dựng khu công nghiệp là 5 năm kể từ ngày 3/11/2014 và thời gian hoạt động là 50 năm.

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 có tổng diện tích 231,25ha, bao gồm 2 khu đất thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Trong đó, khu phía Tây có diện tích 103,64ha và khu phía Đông có diện tích 127,61ha…xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Trả lời

0913.756.339