Các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục bị quốc tế tố cáo, trong đó có nước Úc. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop vào hôm 11/06/2015, đã không ngần ngại nhắc lại lập trường của Úc chống lại việc Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Phát biểu tại viện nghiên cứu Lowy Institute tại Sydney, Ngoại trưởng Úc xác định Canberra rất quan ngại trước nguy cơ bất kỳ một hành động đơn phương nào trong khu vực đều “có thể gây căng thẳng, gây ra những tính toán hay xét đoán sai lầm để cuối cùng kết thúc bằng một hình thức xung đột nào đó”.
Ngoại trưởng Úc đã gợi lên tình hình Biển Đông, nơi căng thẳng bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền đã gia tăng hẳn lên trong những năm gần đây giữa Trung Quốc và các láng giềng xung quanh Biển Đông.
Bắc Kinh yêu sách hầu như toàn bộ vùng biển này, kể cả nhưng nơi rất xa bờ biển Trung Quốc, và đang rầm rộ bồi đắp những bãi đá họ kiểm soát tại Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo, bên trên có những cơ sở bị tình nghi là sẽ được dùng vào mục đích quân sự. Bắc Kinh cũng không loại trừ khả năng tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không – tiếng Anh gọi tắt là ADIZ – tại Biển Đông.
TP.HCM: Công suất thuê văn phòng cao nhất 7 năm qua
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, tính đến quý II/2015, thị trường văn phòng TP.HCM có khoảng 1.472.000m2 từ 224 dự án, tương đối ổn định theo quý và tăng 3% theo năm.
Trong quý II/2015, thị trường văn phòng TP.HCM chào đón thêm 3.200m2 diện tích văn phòng từ 1 dự án hạng C tại quận 3.
Tổng lượng tiêu thụ văn phòng trong quý II/2015 là hơn 25.500m2, tăng 6% theo quý.
Theo bà Julie Bishop, Úc sẽ lên tiếng phản đối nếu một vùng phòng không được đơn phương tuyên bố tại Biển Đông. Vào năm 2013, Trung Quốc đã làm một việc tương tự trên Biển Hoa Đông, và quyết định đó đã bị nhiều nước đồng loạt lên án, từ Úc, Mỹ, Nhật Bản, cho đến một số nước Đông Nam Á.
Vào khi ấy, bà Bishop đã từng khiến Bắc Kinh nổi giận với những lời chỉ trích vùng phòng không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã không ngần ngại đả kích đồng nhiệm Úc một cách thô bạo.
Cho dù vây, trong phát biểu tại Viện Lowy hôm nay, bà Bishop vẫn khẳng định lại rằng nước Úc hoàn toàn đúng đắn trong việc nêu bật quan ngại về một vùng phòng không trên Biển Đông, và Canberra sẽ tiếp tục lên tiếng cho dù Úc có thể bị tác hại về phương diện kinh tế.
Trong bối cảnh 60% xuất khẩu và 40% nhập khẩu của Úc đều đi qua ngã Biển Đông, Ngoại trưởng Úc đã kêu gọi tất cả các quốc gia có lợi ích trong việc duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng Biển Đông nên xác định rõ lập trường của mình đối với Bắc Kinh.
Lập trường của Úc đối với các hành động bị cho là nhằm mục tiêu thay đổi hiện trạng Biển Đông mà Bắc Kinh đang tiến hành tại vùng Trường Sa trong những ngày qua có dấu hiệu khá cứng rắn.
Nhật báo Úc The Australian vào tuần trước tiết lộ rằng Canberra đang xem xét việc cho một phi cơ trinh sát hàng hải P-3 bay vào bên trong vùng 12 hải lý quanh một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trong vùng Trường Sa.
Sau khi thông tin này được tiết lộ, báo Anh ngữ China Daily của Trung Quốc mới đây đã cho đăng một bài bình luận, nội dung khuyên nhủ Úc là nên tránh xa Biển Đông, và đừng nên theo đuôi Mỹ.
KIM NGÂN