Đây cũng là một trong những mô hình chăm sóc người lớn tuổi được các quốc gia khác ứng dụng, trong đó có Việt Nam. Một trong những niềm tự hào của người dân xứ Hoa Anh Đào là tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83 tuổi).
Một cuộc khảo sát toàn quốc của GS.Ichiro Tsuji, Giáo sư sức khỏe công cộng thuộc Đại học Tohoku ở nhóm người từ 80 đến 85 tuổi cho thấy, 12 thói quen là bí mật giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới: ăn ba bữa mỗi ngày vào những giờ cố định; nhai kỹ thức ăn; ăn nhiều chất xơ từ rau và hoa quả; uống trà thường xuyên; không hút thuốc; có bác sĩ tại gia; độc lập, tự chủ trong cuộc sống; tham gia những hoạt động giúp thay đổi tích cực tâm trạng; đọc báo; xem tivi; thường xuyên ra ngoài; đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định.
Theo PGS, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chăm sóc người lớn tuổi không chỉ cần tình thương mà còn phải có kiến thức đúng đắn, từ đó giúp nâng cao sức khỏe và giúp người bệnh tự tin vui sống hơn. Từng có cơ hội lắng nghe chia sẻ những kinh nghiệm từ các chuyên gia của Lifree – nhãn tã giấy người lớn số 1 tại Nhật Bản, bác sĩ Hoài Nam cho biết, người Nhật quan niệm rằng, dù già yếu nhưng người cao tuổi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con cái mà nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống. Con cái hoặc người chăm sóc chỉ giúp đỡ người lớn tuổi khi thật cần thiết và khuyến khích họ tự chăm sóc bản thân theo khả năng. Điều này giúp người lớn tuổi khỏe mạnh hơn và không mất đi động lực vui sống mà luôn tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình. Có lẽ chính vì vậy, Nhật Bản cũng là nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới.
Về tâm lý, cha mẹ già yếu thường có mặc cảm rằng mình đang là gánh nặng khi phải để con cháu chăm sóc nên thường có tâm trạng buồn bực, tự ti và dần mất đi động lực vui sống. Do đó, người chăm sóc được khuyến khích thường xuyên trò chuyện, gần gũi và động viên người cao tuổi trở nên lạc quan về khả năng hồi phục.
Đối với người lớn tuổi, thức ăn được chế biến kỹ và mềm, tránh các đồ ăn khó tiêu như thịt mỡ, sụn, gân, da…Người bênh được cho ăn cháo loãng hoặc thức ăn nghiền nhỏ và ăn làm nhiều bữa để giúp cơ thể dễ hấp thu.
Về vận động, một trong những lý do giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới là thường xuyên vận động. Suy nghĩ rằng nên để cha mẹ già nghỉ ngơi trong nhà và hạn chế đi lại để tránh bị chấn thương là một quan niệm sai lầm. Việc không vận động sẽ khiến cơ thể trở nên yếu dần, xương khớp cứng lại và dẫn tới nguy cơ liệt. Việc thường xuyên ra ngoài, vận động nhẹ sẽ giúp cha mẹ trở nên vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của nhãn tã giấy người lớn Caryn Lifree. |
Về vệ sinh, người Nhật khuyến khích người lớn tuổi tự chủ trong vệ sinh nếu họ có thể đi lại và tích cực tập luyện để có cuộc sống như người khỏe mạnh. Những người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần. Tã quần dễ mặc, nên người dùng có thể tự chăm sóc bản thân dễ dàng hơn. Khi có thể tự mặc tã và tự đi vệ sinh trong toilet, người bệnh đã tiến gần hơn một bước tới cuộc sống tự chủ bình thường của người khỏe mạnh. Trong khi đó, những người có khả năng đi lại bị hạn chế được khuyên dùng tã dán, vì sản phẩm này thuận tiện cho người chăm sóc thao tác cho người dùng trong tư thế nằm. Ngoài ra, người Nhật thường dùng thêm miếng lót bổ sung kèm tã dán hoặc tã quần. Theo đó, người dùng có thể thay nhiều miếng lót bổ sung trên cùng một miếng tã giấy để giữ vệ sinh mà không tăng chi phí. Đối với những người lo lắng bị trào, tấm đệm lót cũng là công cụ hữu hiệu để giữ sạch giường bệnh và xe lăn.
Ở Việt Nam, nhiều tài liệu hướng dẫn chăm sóc người lớn tuổi được chia sẻ. Thị trường cũng đã có đầy đủ các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh như trên, giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh và giúp cuộc sống của người chăm sóc trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc khuyến khích người bệnh tự chủ và vận động. Những kinh nghiệm chăm sóc từ Nhật Bản sẽ góp phần thay đổi cách suy nghĩ và thói quen chăm sóc của nhiều người, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Việt Nam.
(Nguồn: Caryn Lifree)