Đầu tư địa ốc: “Mỏ vàng” vẫn mỗi ngày mỗi lớn
Sự ra đời của Thông tư 18/2014/TT-BXD ngày 16/11 (do Bộ Xây dựng ban hành) và Quyết định 6336/QĐ-UBND của Thành ủy Hà Nội mới đây đã hâm nóng giới đầu tư lẫn các đơn vị DN trong ngành xây dựng – bất động sản. Đọc kỹ các nội dung, có ý kiến cho rằng nhà ở thương mại (NƠTM) ngày càng “hấp dẫn” với những cá nhân, đơn vị chuyên kiếm tìm lợi nhuận từ đất cát.
Riêng về Thông tư 18 – được ví như sự tiếp nối kịp thời (trước đó là Thông tư 02 của Bộ Xây dựng), góp phần phục hồi thị trường hay giải pháp bơm nguồn cung cho nhà ở xã hội (NƠXH), phần nhiều DN chỉ quan tâm tới nửa đầu của chính sách: Gia hạn thời gian chuyển đổi cơ cấu căn hộ thương mại…
5 năm tới dự báo sẽ còn nhiều sóng gió với thị trường nếu giới đầu tư “khai thác” tốt điểm mở chính sách này. Còn nữa, Hà Nội đặt mục tiêu hơn 20 triệu m2 sàn NƠTM, cấp tập xin lập dự án mới và chẻ nhỏ diện tích căn hộ để tiếp cận tín dụng “rẻ” rồi bán nhanh – đó phải chăng là hướng đi tốt trong trung hạn của doanh nghiệp bất động sản?…xem thêm
Hà Nội thông tin chính thức về nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa
UBND thành phố khẳng định việc thuê nhà và thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng của gia đình ông Hoàng Văn Nghiên là hợp pháp.
Phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội sáng 9/12 khẳng định: Nhà số 12, phố Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quỹ nhà ở của Thành phố sử dụng để cho thuê ở, không phải là nhà công vụ. Năm 2006, Bộ Xây dựng đã có ý kiến và Bộ Tài chính đã kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này.
Trước đây, gia đình ông Hoàng Văn Nghiên thuê căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước tại khu tập thể Trường đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2001 ông Hoàng Văn Nghiên đã bàn giao căn hộ trên cho Nhà nước, đồng thời ông Hoàng Văn Nghiên được thuê nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa sử dụng để ở…xem thêm
Cách “chọn mặt gửi vàng” dự án bất động sản
Trên thị trường bất động sản thời gian qua xuất hiện nhiều chủ đầu tư dự án không thể hoàn tất công trình và giao nhà/căn hộ như thỏa thuận. Một trong những nguyên nhân là do chủ đầu tư có khả năng tài chính yếu kém không thể xây dựng được dự án. Vậy nhà đầu tư/khách hàng có thể bằng cách nào để nhận diện một chủ đầu tư có tình trạng tài chính lành mạnh, để “chọn mặt gửi vàng” tránh bị chôn vốn hay kiện tụng rắc rối?
Nhiều nhà đầu tư thường bị “lóa mắt” trước các con số lợi nhuận “khủng” hàng chục tỷ, trăm tỷ hay thậm chí ngàn tỷ đồng của các công ty bất động sản. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng những con số lợi nhuận lớn như vậy có thể không đồng nghĩa với việc Công ty bất động sản có thể tình trạng tài chính lành mạnh và có thể hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Trên thực tế, việc tạo lợi nhuận kế toán đối với các chủ đầu tư bất động sản là không quá khó. Chỉ cần thực hiện chuyển nhượng một dự án hay một số căn hộ “trên sổ sách” là hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu – lợi nhuận. Tuy lợi nhuận có thể dễ dàng bị “làm giả” nhưng nếu nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận thấy điều này khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp…xem thêm
Chuyển nhượng dự án bất động sản không dễ
Với hàng ngàn dự án bất động sản đang “bất động” thì việc nhiều dự án được các chủ đầu tư mua lại và hồi sinh thành công là những tín hiệu tốt cho thị trường. Tuy nhiên, việc tìm được người chịu mua lại dự án hoặc bắt tay hợp tác chưa bao giờ dễ dàng.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn địa ốc Sài Gòn (quận 3), doanh nghiệp hiện đang rao bán hơn 40 dự án bất động sản cho khách hàng trên trang web của mình, cho hay phần lớn các dự án hiện chưa tìm được nhà đầu tư mua lại.
Chẳng hạn, khu phức hợp căn hộ dịch vụ khách sạn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận với diện tích đất hơn 1.700 mét vuông, gồm 18 tầng nhưng mới thi công xong phần cọc nhồi tường vây tầng hầm được chào giá 300 tỉ đồng…xem thêm
Người thu nhập thấp vẫn khó mua nhà
Người thu nhập thấp vẫn chưa thể “với tới” những ngôi nhà, mặc dù, đây được xem là thời điểm giá nhà đã “bớt ảo”. TP Hồ Chí Minh, với nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng cũng chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ nhu cầu nhà cho đối tượng này.
Thị trường bất động sản đóng băng, cùng với nhiều chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, khiến nhiều doanh nghiệp chuyển các dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội và đổ vốn đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn “đổ xô” vào dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cũng đã “tháo chạy” hoặc xin chuyển các dự án nhà ở xã hội trở lại dự án nhà ở thương mại…xem thêm
Thịnh Châu (TH)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.