HSBC giảm mạnh lợi nhuận vì bị phạt, đền bù

Thu nhập của CEO HSBC – Stuart Gulliver cũng giảm từ 8,03 triệu bảng xuống 7,6 triệu bảng năm ngoái, do tiền thưởng của ông co lại. Còn thu nhập Chủ tịch HSBC – Douglas Flint lại tăng từ 2,4 lên 2,5 triệu bảng, nhưng không nhận được thưởng.

Thông tin này được công bố giữa lúc HSBC bị cáo buộc giúp khách hàng rửa tiền và trốn thuế, thông qua chi nhánh tại Thụy Sĩ. Cổ phiếu HSBC đã giảm hơn 5%, xuống thấp nhất 2,5 năm sau báo cáo lợi nhuận trên. Kết quả kinh doanh sa sút được giải thích do các khoản phạt và đền bù khách hàng lên tới 2,4 tỷ USD, chủ yếu do cáo buộc thao túng tỷ giá và bán bảo hiểm tín dụng cho sai đối tượng.

hsbc-4-9622-1424749512.jpg

HSBC đang dính scandal giúp khách hàng rửa tiền và trốn thuế. Ảnh: Telegraph

Gần đây, HSBC đã co hẹp quy mô sản phẩm để tăng cường lợi nhuận. Gulliver cho biết đã đóng cửa và bán 77 mảng kinh doanh, cắt giảm 50.000 việc làm từ khi ông lên nắm quyền năm 2011.

“Khi giới truyền thông vẫn đang ồn ào về scandal hiện tại của HSBC, tôi cho rằng chính tình hình kinh doanh mới là điều nhà đầu tư nên lo lắng nhất”, Ian Gordon – nhà phân tích tại Investec cho biết trên BBC.

Hôm qua, HSBC cũng tiếp tục xin lỗi về scandal tại chi nhánh Thụy Sĩ và cho rằng điều này “không thể chấp nhận được”. Nhà băng cho biết việc khôi phục niềm tin vào ngành ngân hàng “sẽ là thách thức lớn, khi nhiều việc làm tiêu cực bị phanh phui. Nhưng đó sẽ là một thách thức chúng tôi cần vượt qua”.

Cuối tuần trước, Gulliver cũng bị kéo vào vụ việc sau khi Guardian cho biết ông có 5 triệu bảng trong tài khoản tại Thụy Sĩ. HSBC sau đó cũng đã xác nhận vị CEO có tài khoản tại một nhà băng Thụy Sĩ để giữ tiền thưởng.

HSBC cho biết ông đã mở tài khoản này năm 1998 khi sống và làm việc tại Hong Kong (Trung Quốc). Thuế được trả đầy đủ tại Hong Kong trên tất cả khoản thưởng ông nhận được. Hôm qua, Gulliver cũng cho biết ông chưa bao giờ trả thuế dưới mức cao nhất trong biểu thuế của Anh, kể từ khi lên làm CEO.

Ông giải thích hệ thống máy tính của HSBC thập niên 90 cho phép mọi nhân viên trong nhà băng truy cập tài khoản ngân hàng của nhau. Vì vậy, ông đã phải mở một tài khoản khác tại Thụy Sĩ để giấu các đồng nghiệp hay soi mói về thu nhập của mình. Ông cũng dùng danh nghĩa một công ty Panama để đảm bảo nhân viên HSBC tại Thụy Sĩ không thể truy cập tài khoản của ông. “Thực sự thì việc này chỉ để tôi có chút riêng tư thôi, không có lợi ích thuế gì cả”, ông nói.

Hà Thu

Để lại một bình luận

0913.756.339