“1,74 triệu người tại các đô thị có nhà ở dưới chuẩn”

. Theo giả định của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô hộ gia đình trung bình của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm với tốc độ 1,1%/năm trong ít nhất 10 năm nữa, và đến thời điểm này quy mô hộ gia đình sẽ còn 3,3 thành viên. Trên thực tế, con số này có thể lớn hơn vì quy mô hộ gia đình trung bình tại các thành phố thường nhỏ hơn so với tại nông thôn và cũng vì phần lớn người dân sống trong nhà ở dưới chuẩn hiện nay là dân nhập cư trong độ tuổi lao động từ nông thôn rời xa gia đình để đến thành phố sống. Một giả định mà VCSC đưa ra, nếu quy mô hộ gia đình trung bình tại các khu vực đô thị bằng với mức trung bình của cả nước hiện nay là 3,73 người/hộ, sẽ có tổng cộng 470. 000 hộ gia đình có nhu cầu muốn đổi sang nhà ở chất lượng cao hơn nhưng vẫn phải là nhà ở có giá phải chăng

các thống kê cho thấy, quy mô hộ gia đình tại Việt Namđã liên tục giảm trong nhiều năm qua, từ 4,27 thành viên/hộ năm 2002 xuống 3,73 thành viên/hộ năm 2014. 
Theo giả định của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô hộ gia đình trung bình của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm với tốc độ 1,1%/năm trong ít nhất 10 năm nữa, và đến thời điểm này quy mô hộ gia đình sẽ còn 3,3 thành viên.
Trong khi đó, theo ước tính của Bộ Xây dựng, quy mô hộ gia đình đến năm 2020 chỉ còn 3,2 thành viên/hộ.
Ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 8 triệu hộ gia đình tại các khu vực đô thị , tốc độ tăng trưởng dân số thành thị 0,9%.
Với việc quy mô hộ gia đình liên tục giảm dự kiến sẽ khiến số hộ gia đình đến năm 2025 tăng thêm khoảng 2 triệu.

TS. Phạm Sỹ Liêm: “Dự án bất động sản cố tình không nộp thì Cục Thuế chịu à?”

Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ngành thuế nên ngay lập tức có những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp, dự án nợ thuế. 
Cục Thuế Hà Nội và TP.HCM vừa công bố danh sách hàng trăm doanh nghiệp, dự án bất động sản nợ đọng, chây ì thuế lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.


Và đương nhiên, hàng triệu hộ gia đình mới này sẽ cần nhà ở xây mới vì lượng cung hiện nay tại các đô thị gần như đều đã được hấp thụ.

Nguồn: VCSC 

Báo cáo nghiên cứu của VCSC cho biết, với cơ cấu dân số trẻ như hiện nay, phần lớn các hộ gia đình mới sẽ là các cặp vợ chồng trẻ tách khỏi gia đình và thường không có nhiều tiền tiết kiệm.
Do vậy, phần lớn nhu cầu theo dự báo sẽ là nhà ở trung cấp hoặc thậm chí nhà ở thu nhập thấp, qua đó kích thích nhu cầu cho phân khúc nhà ở giá phải chăng.
Đồng quan điểm trên, trong nghiên cứu “Vietnam Housing Sector Profile” của UN Habitat cũng nhận định: “Không có nhà ở giá phải chăng phù hợp trên thị trường bất động sản chính thức dành cho những người mới lập nghiệp như các cặp vợ chồng mới kết hôn và người trẻ tuổi. Do không có quy định về việc cho thuê nhà và khan hiếm nhà cho thuê nên các hộ gia đình mới rất khó có thể có nhà ở”.
Báo cáo của VCSC cũng cho biết, nghiên cứu của UN Habitat tiết lộ, “tình trạng không có đủ nhà ở giá phải chăng đảm bảo chất lượng được phản ánh thông qua việc 25% nguồn cung nhà ở tại Việt Nam được Chính phủ xếp loại dưới chuẩn hoặc tạm bợ”.
Tuy nhiên, tại khu vực các đô thị, VCSC cho biết, Bộ Xây dựng ước tính có khoảng 1,74 triệu người có nhà ở dưới chuẩn.  

 Một khu tập thể cũ tại đô thị. 

Một giả định mà VCSC đưa ra, nếu quy mô hộ gia đình trung bình tại các khu vực đô thị bằng với mức trung bình của cả nước hiện nay là 3,73 người/hộ, sẽ có tổng cộng 470.000 hộ gia đình có nhu cầu muốn đổi sang nhà ở chất lượng cao hơn nhưng vẫn phải là nhà ở có giá phải chăng.
Trên thực tế, con số này có thể lớn hơn vì quy mô hộ gia đình trung bình tại các thành phố thường nhỏ hơn so với tại nông thôn và cũng vì phần lớn người dân sống trong nhà ở dưới chuẩn hiện nay là dân nhập cư trong độ tuổi lao động từ nông thôn rời xa gia đình để đến thành phố sống.
Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho giới tạo lập bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
V.T

0913.756.339