Cụ thể, OCB được phép mở thêm 11 phòng giao dịch bao gồm: phòng giao dịch Lạch Tray và Lê Chân trực thuộc chi nhánh Hải Phòng; phòng giao dịch Bà Rịa – chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu; phòng giao dịch Lê Lai, chi nhánh Thanh Hóa; phòng giao dịch Cẩm Phả – chi nhánh Quảng Ninh; phòng giao dịch Hà Huy Tập – chi nhánh Nghệ An; phòng giao dịch Thoại Sơn – chi nhánh An Giang; phòng giao dịch Sông Đốc – chi nhánh Cà Mau; phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ – chi nhánh Khánh Hòa; phòng giao dịch Hóc Môn thành lập trên cơ sở chuyển đổi Quỹ tiết kiệm Hóc Môn; phòng giao dịch Châu Văn Liêm (thành lập trên cơ sở chuyển đổi quỹ tiết kiệm Châu Văn Liêm) – chi nhánh Phú Lâm.
Ông Trương Đình Long, Phó tổng giám đốc ngân hàng cho biết: “OCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mở thêm 11 phòng giao dịch là một tin vui trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước hạn chế việc mở rộng mạng lưới. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện kế hoạch mở rộng kênh phân phối trong thời gian tới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ của OCB. Ngay sau khi được cấp phép, ngân hàng sẽ triển khai thực hiện các thủ theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013. Thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan”.
Tính đến thời điểm 31/12/2014, OCB đã nâng tổng số lên thành 98 điểm với trên 2.300 cán bộ nhân viên hiện diện ở hầu hết các tỉnh thành phố trọng điểm trên cả nước. Như vậy, mạng lưới OCB sẽ đạt con số 109 điểm trong năm 2015.
(Nguồn: OCB)