Đầu tư giáo dục chú trọng chiến lược lâu dài

Mùa tuyển sinh 2015 đã bắt đầu, cuộc đua vào đại học lại trở thành áp lực cho học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh. Trên thực tế, không ít cử nhân, thạc sĩ, vẫn không có việc làm. Bạn Minh Anh (quận Phú Nhuận) chia sẻ: “Mình thi vào Bách Khoa theo mong muốn của gia đình. Học được một năm và cảm thấy không phù hợp, mình quyết định thi lại khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. Hiện tại, mình hài lòng với công việc của một phóng viên”.

polyad

Các em cần được theo đuổi ước mơ của mình.

Xu hướng chạy theo những ngành học “hot” cộng với áp đặt từ gia đình làm ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ. Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học Tây Úc cho rằng: “Ngày nay, các em được tiếp cận thông tin đa chiều. Từ cấp 2, các em đã ý thức được mong muốn của mình. Phụ huynh không nên áp đặt, cần khuyến khích các em theo đuổi đam mê”. Em Võ Đình Nhật Huy, học sinh lớp 8 trường Tây Úc đã nói về ước mơ của mình: “Em muốn được đi du học Anh và trở thành một nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản”.

Có việc làm ổn định sau khi ra trường là điều được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm khi chọn nơi để học. Tham dự “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” tại trường Đại học Bách khoa TP HCM, bạn Ngọc Anh (Tây Ninh) tâm sự: “Khi chọn trường, em không quan tâm đến danh tiếng, chỉ muốn thi vào trường có tỷ lệ tốt nghiệp và có việc làm cao”. Đứng ở góc độ chuyên môn, ông Trần Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng trường trung cấp Đông Dương cho rằng: “Học viên đi học là với mong muốn ra trường có việc làm ổn định vì thế công tác đào tạo cần gắn liền với nhu cầu thực tế. Hiện tại cả nước đang thừa hàng nghìn giáo viên bậc THCS và THPT, trong khi lực lượng giáo viên cấp mầm non không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế, trường Đông Dương đặc biệt chú trọng đào tạo ngành sư phạm mầm non. Kết thúc niên khóa 2012-2014, 100% sinh viên ra trường có việc làm là minh chứng cho công tác đào tạo của nhà trường đã phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp”.

polyad

Các bạn học sinh luôn quan tâm đến vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp.

Năm 2015, Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở rộng thị trường lao động trong khu vực. Điều đó tạo nên áp lực về chất lượng, hiệu quả đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Mọi thương hiệu giáo dục từ đây sẽ được đánh giá bằng tỷ lệ sinh viên, học sinh có khả năng tìm việc làm ổn định, có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp. 

Ông Trần Văn Rũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống phát triển Giáo dục Quốc tế Đông Dương chia sẻ: “Những tổ chức giáo dục nổi tiếng trên thế giới đều có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Hệ thống giáo dục Đông Dương mới thành lập được 12 năm, vẫn còn non trẻ. Tuy nhiên tính đến nay, hơn 60.000 lượt người đã tham gia học tập và tốt nghiệp từ các khóa bồi dưỡng ngắn hạn đến các khóa học dài hạn tại các trường trực thuộc hệ thống”.

(Nguồn:IED group) 

Để lại một bình luận