Ngân hàng ‘chùn bước’ giảm lãi vay

Về khả năng giảm lãi suất, theo bà Vân thực ra các ngân hàng đều muốn giảm nhưng thời điểm này, trước những “biến số” trên thị trường (như lãi suất thị trường mở, áp lực của tỷ giá rồi biến động chỉ số giá tiêu dùng có thể diễn ra sau khi giá xăng, điện đều tăng), ngân hàng rất thận trọng khi tung ra sản phẩm và  lãi suất. Việc điều chỉnh này được lãnh đạo nhiều ngân hàng không giấu giếm nhằm “đón” trước trần quy định về lãi suất của NHNN sẽ điều chỉnh giảm để từ đó, có thêm “dư địa” giảm tiếp lãi suất cho vay trung, dài hạn. Đồng tình với ý kiến cần theo sát diễn biến lạm phát mới quyết được lãi suất, TS Trần Hoàng Ngân-  Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, thực …


Bất động sản Trung Quốc xì hơi?

Evergrande Real Estate Group, dưới quyền kiểm soát của tỷ phú Hui Ka Yan, đã được một nhóm ngân hàng ứng cứu, trong đó chủ yếu là ngân hàng nhà nước


Ngân hàng nhỏ đang “tị” với Ngân hàng lớn có nguồn vốn rẻ. Ảnh: Như Ý.
Tuy nhiên, trước thực tế giá điện, xăng dầu tăng và áp lực về tỷ giá, việc giảm tiếp lãi suất vay bị “khựng” lại.
Vốn dồi dào – Lớn giảm, bé chịu
Mới đây, Agribank công bố điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND  với mức giảm 0,2-0,4% các kỳ hạn. Cụ thể, tiền gửi  kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 4%/năm; từ 4 đến 6 tháng tối đa 5,3%/năm. Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) điều chỉnh giảm lãi suất huy động 1 tháng từ 4,55%/năm xuống còn 4%/năm, 6 tháng từ 5,55%/năm xuống còn 5,3%/năm.
Ngoài ra, LienVietPostBank, TPBank, Eximbank đều giảm 0,1-0,2%/năm ở các kỳ hạn. Việc điều chỉnh này được lãnh đạo nhiều ngân hàng không giấu giếm nhằm “đón” trước trần quy định về lãi suất của NHNN sẽ điều chỉnh giảm để từ đó, có thêm “dư địa” giảm tiếp lãi suất cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, những yếu tố đột biến từ trung tuần tháng 3 vừa qua như tăng giá điện, giá xăng dầu, đặc biệt là sức ép từ tỷ giá tăng đã khiến nhiều ngân hàng lúng túng, “chùn” bước giảm lãi suất vay, nhất là với ngân hàng nhỏ.
Ngày 20/3, trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng Giám đốc Vietinbank Nguyễn Đức Thọ cho hay, hiện lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng đang giảm khá mạnh. “Với cho vay nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hay có dự án chất lượng tốt, lãi suất trung dài hạn của Vietinbank dành cho họ chỉ ở mức 8-9%/năm. Nói chung, chúng tôi ưu đãi khách hàng để kích cầu tín dụng”- ông Thọ thừa nhận. Còn Tổng Giám đốc Sacombank Phan Huy Khang cho biết, đến tháng 3 này, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã là 3%. “Lãi suất cho khoản vay trung và dài hạn của Sacombank rơi vào quãng 10%/năm”- ông Khang nói.
Mặt bằng chung cho thấy, hiện lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 9 đến 11,5%. Lý giải việc giảm lãi suất sao có nhà băng làm được, có nhà băng không?
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trên địa bàn Hà Nội nói: “Nếu “đấu” với lãi suất của các ngân hàng lớn hiện nay, bên tôi không chịu nổi nhiệt và rất khó để cho vay. “Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của ngân hàng của chúng tôi đã xuống mức thấp nhất chỉ còn 2,6%, trong khi phải xấp xỉ 3% mới đảm bảo thu chi trong hoạt động. Còn với nhiều ngân hàng thương mại nhà nước lớn, nhờ có nguồn vốn giá rẻ nên kể cả cho vay rẻ hơn chúng tôi 1-2%, họ vẫn có mức chênh lên tới  3 – 4%. Chưa kể sau đó các ngân hàng này còn thu thêm qua dịch vụ nên vẫn sống khỏe”.
Làm sao tạo mặt bằng lãi suất cạnh tranh
Bà Khánh Vân, Phó Tổng Giám đốc Lienvietpostbank thừa nhận, đầu năm đa số các ngân hàng đều dồi dào về nguồn. “Về vốn thời điểm này chúng tôi không căng. Hiện, tiền gửi qua kênh tiết kiệm bưu điện của Liên Việt từ đầu năm đến giờ đạt mức huy động dân cư trên  2.000 tỷ đồng, nhưng cho vay thì chưa ăn thua mấy”- bà Vân cho biết.
Về khả năng giảm lãi suất, theo bà Vân thực ra các ngân hàng đều muốn giảm nhưng thời điểm này, trước những “biến số” trên thị trường (như lãi suất thị trường mở, áp lực của tỷ giá rồi biến động chỉ số giá tiêu dùng có thể diễn ra sau khi giá xăng, điện đều tăng), ngân hàng rất thận trọng khi tung ra sản phẩm và  lãi suất. “Bây giờ tìm được khách hàng tốt khó lắm. Mà cho vay bằng mọi giá lại nợ xấu. Cả năm phấn đấu chỉ “dính” một hai khoản nợ xấu có khi đi tong 1-2% cổ tức của cổ đông” – bà Vân nói. 
Theo ông Nguyễn Tiến Đông- Vụ trưởng Các tổ chức tín dụng NHNN, về cho vay trung, dài hạn hiện nay hầu hết các ngân hàng đều “thả nổi” lãi suất. Gần như không có ngân hàng nào cố định lãi suất 5-7 năm, bởi trong cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ gửi ngắn hạn vẫn chiếm phần nhiều. “Khi điều chỉnh lãi suất ngắn hạn, lãi suất trung dài hạn đương nhiên xuống. Tuy nhiên, muốn xuống mạnh hơn phải có thời gian, phải dựa trên lạm phát và kỳ vọng lạm phát”- ông Đông khẳng định.
Đồng tình với ý kiến cần theo sát diễn biến lạm phát mới quyết được lãi suất, TS Trần Hoàng Ngân-  Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, thực tế hiện nay các ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất, tất nhiên chưa phải trên diện rộng.
“Nhưng điểm mấu chốt là phải làm sao tạo được mặt bằng lãi suất cạnh tranh trên thị trường hay nói cách khác mức lãi suất dựa trên cung – cầu vốn. Ví dụ, NHNN cho phép ngân hàng tái chiết khấu Trái phiếu đặc biệt từ bán nợ cho Công ty quản lý tài sản chắc chắn ngân hàng thương mại sẽ có thêm nguồn vốn rẻ”- ông Ngân nói.
Khánh Huyền (Tiền Phong)
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
0913.756.339