Bà Chi Lan: ‘Tôi khâm phục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt’

anhsoonline

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế.

Bà có nhận định thế nào về các sự kiện diễn ra xuyên suốt quá trình tìm kiếm “50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp – Mark of Respect” năm 2014?

– Theo tôi, các hoạt động năm nay tốt, các buổi tọa đàm diễn ra đúng vào giai đoạn quan trọng. Các sự kiện diễn ra không chỉ giúp phát động, giới thiệu giải thưởng đến toàn thể cộng đồng doanh nhân Việt mà còn giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được rằng, họ đang phải đương đầu với những biến chuyển mới của việc hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Đồng thời, buổi tọa đàm thứ hai được tổ chức tại Đà Nẵng với chủ đề “Lợi thế Việt Nam – Bắt đất hóa tiền” bàn về những lợi thế của nông nghiệp Việt Nam và cách giúp các doanh nghiệp phát huy được các tiềm năng đó. Tôi đánh giá cao nội dung của buổi tọa đàm này, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ, nắm bắt cơ hội và lợi thế từ nền nông nghiệp của Việt Nam để đưa ra những hướng đầu tư, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế mới. Theo tôi được biết, Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng cây quanh năm, các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp phong phú, đây là một lợi thế lớn nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt và đầu tư đúng mức.

anhsoonline

“50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp – Mark of Respect” là giải thưởng do tạp chí Nhịp cầu đầu tư đồng hành cùng Tập đoàn Pernod Ricard Việt Nam tổ chức. Lễ khởi động giải thưởng và tọa đàm “Lợi thế Việt Nam – Bắt đất hóa tiền” đã thu hút hơn 150 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Đà Nẵng.

– Trong năm nay, ban tổ chức còn triển khai các hoạt động xã hội hướng về cộng đồng, bà có nhận định gì về hoạt động này?

– Tôi hoan nghênh các hoạt động gắn với cộng đồng. Mặc dù đang gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp Việt vẫn nỗ lực trong các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cộng đồng luôn được đánh giá cao hơn trong con mắt của người tiêu dùng hay đối tác. 

– Theo bà, giải thưởng sẽ có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với những doanh nhân đạt giải cũng như doanh nghiệp?

– Tôi cho rằng khi đoạt giải, các doanh nhân sẽ phấn chấn hơn và quan trọng nhất đối với họ là được sự ghi nhận, sự đánh giá của xã hội. Đối với họ, đó là một niềm động viên lớn, doanh nhân có thể dùng giải thưởng này để tăng thêm uy tín trong quan hệ với đối tác, với tất cả các đối tượng liên quan trong hoạt động kinh doanh. Giải thưởng sẽ trở thành một tài sản đóng góp vào thương hiệu của họ.

– Đánh giá của bà về doanh nhân Việt hiện nay, họ đã có những thay đổi, tiến bộ gì so với trước kia?

– Đội ngũ doanh nhân Việt ngày càng trưởng thành hơn so với trước kia. Ban đầu, chưa thực sự hiểu nhiều về các vấn đề kinh doanh, tuy nhiên họ dám chấp nhận rủi ro, dấn thân vào thương trường để đạt được những thành công như bây giờ. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam khó khăn hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do đó, mỗi thành quả của các doanh nghiệp Việt đạt được, tôi đều đánh giá cao, đó là sự nỗ lực phi thường. Tôi khâm phục ý chí, bản lĩnh cũng như những cố gắng họ đã làm. Kết quả đạt được xứng đáng được biểu dương trong điều kiện khó khăn của Việt Nam cũng như thách thức cạnh tranh hiện nay.

Bà kỳ vọng điều gì ở các doanh nhân Việt trong tương lai?

– Trong tương lai, thách thức sẽ còn lớn hơn nhiều với các doanh nghiệp, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường mạnh mẽ, gặp gỡ nhiều đối tác khác. Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam sẽ có cùng một mặt bằng, sân chơi với Việt Nam, đó là điều khó khăn với doanh nghiệp. Tôi kỳ vọng các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ ngày càng nhận biết rõ hơn những thách thức và tiếp tục cố gắng để đạt được thành quả tốt hơn trong thời gian tới.

(Nguồn: Nhịp Cầu Đầu Tư)

Trả lời

0913.756.339